1. Đôi nét về tiểu
thuyết Tiếu ngạo giang hồ
Tiếu ngạo giang hồ là một tiểu thuyết võ hiệp nỗi tiếng của Kim
Dung,lần đầu tiên được phát hành trên Minh báo vào năm 1967. Tiêu đề "Tiếu ngạo giang hồ" được đặt theo một bản nhạc cầm tiêu
hợp tấu đóng vai trò trung tâm của tác phẩm. Tiếu ngạo giang hồ được coi là một
trong những tiểu thuyết đặc sắc nhất của tác giả.
Nội dung bộ truyện xoay quanh những đề tài về tình bạn, tình yêu, sự dối trá, phản bội, những âm mưu và cả ham muốn quyền lực. Trung tâm của toàn bộ cốt truyện là nhân vật chính Lệnh Hồ Xung, đại đệ tử của chưởng môn phái Hoa Sơn Nhạc Bất Quần. Xuyên suốt câu chuyện, người đọc được dẫn dắt theo hành trình trở thành một kiếm khách lẫy lừng của chàng lãng tử này, đồng thời trải nghiệm những chứng kiến của Lệnh Hồ Xung đối với nhiều âm mưu tranh quyền đoạt vị trên giang hồ.
Các diễn biến được phát triển dựa trên một bí kíp kiếm pháp Tịch tà kiếm pháp và sự liên hệ giữa các nhân vật với bí kíp đó. Theo lời đồn đại trên giang hồ, trong gia đình nhà họ Lâm có một pho kiếm phổ chép tay tên gọi "Tịch tà kiếm pháp", người luyện được kiếm pháp này có thể sở hữu tốc độ như điện chớp, võ công làm mưa làm gió chốn võ lâm. Nhiều người thực sự thèm khát có được nó, trong đó có những nhân vật tiếng tăm trên giang hồ, như Tả Lãnh Thiền chưởng môn phái Tung Sơn, minh chủ Ngũ Nhạc, Nhạc Bất Quần chưởng môn phái Hoa Sơn, Dư Thương Hải chưởng môn phái Thanh Thành hay Mộc Cao Phong, Lao Đức Nặc... Chính từ đây đã nảy sinh bao âm mưu, bất hòa, tranh chấp hòng dành giật pho bí kíp này, xưng bá võ lâm.
Tiếu ngạo giang hồ là tên bản nhạc cầm tiêu hợp tấu do Lưu Chính Phong phái Hành Sơn và Khúc Dương của Nhật Nguyệt thần giáo cùng nhau sáng tác. Hai người kết bạn tri kỷ, Lưu Chính Phong định ở ẩn để cùng Khúc Dương tiêu dao nhưng đã bị phái Tung Sơn ngăn trở, giết chết cả gia đình và đánh cả hai trọng thương. Bản nhạc là sự kết hợp những đối cực ( bi và hùng, u uẩn mà cao khiết, trầm và bổng, "nhạc" có "người", trong "người" có "nhạc".
Trước khi chết, cả hai đã cùng nhau chơi lần cuối bản nhạc này, sau đó khẩn cầu Lệnh Hồ Xung lưu truyền hậu thế bản nhạc này, rồi cùng nhau chết ở núi Hành Sơn. Cũng đồng thời, ở núi Hành Sơn, vợ chồng Lâm Chấn Nam trước khi chết đã nhờ Lệnh Hồ Xung căn dặn Lâm Bình Chi không luyện tập bí kíp Tịch tà kiếm pháp mà tổ tiên đã truyền lại.
Những tranh đoạt của võ lâm về bí kíp võ công, về quyền lực, sự đấu tranh chính - tà đã dần hé lộ ra những bộ mặt thật đáng ghê tởm của những kẻ tự cho mình là danh môn chính phái với vẻ bề ngoài đạo mạo, mở miệng là thuyết giảng đạo lí. Tiêu biểu cho những bộ mặt “khẩu phật tâm xà” chính là chưởng môn nhân của phái Hoa Sơn, sư phụ của Lệnh Hồ Xung, “Quân tử kiếm” Nhạc Bất Quần.
Nội dung bộ truyện xoay quanh những đề tài về tình bạn, tình yêu, sự dối trá, phản bội, những âm mưu và cả ham muốn quyền lực. Trung tâm của toàn bộ cốt truyện là nhân vật chính Lệnh Hồ Xung, đại đệ tử của chưởng môn phái Hoa Sơn Nhạc Bất Quần. Xuyên suốt câu chuyện, người đọc được dẫn dắt theo hành trình trở thành một kiếm khách lẫy lừng của chàng lãng tử này, đồng thời trải nghiệm những chứng kiến của Lệnh Hồ Xung đối với nhiều âm mưu tranh quyền đoạt vị trên giang hồ.
Các diễn biến được phát triển dựa trên một bí kíp kiếm pháp Tịch tà kiếm pháp và sự liên hệ giữa các nhân vật với bí kíp đó. Theo lời đồn đại trên giang hồ, trong gia đình nhà họ Lâm có một pho kiếm phổ chép tay tên gọi "Tịch tà kiếm pháp", người luyện được kiếm pháp này có thể sở hữu tốc độ như điện chớp, võ công làm mưa làm gió chốn võ lâm. Nhiều người thực sự thèm khát có được nó, trong đó có những nhân vật tiếng tăm trên giang hồ, như Tả Lãnh Thiền chưởng môn phái Tung Sơn, minh chủ Ngũ Nhạc, Nhạc Bất Quần chưởng môn phái Hoa Sơn, Dư Thương Hải chưởng môn phái Thanh Thành hay Mộc Cao Phong, Lao Đức Nặc... Chính từ đây đã nảy sinh bao âm mưu, bất hòa, tranh chấp hòng dành giật pho bí kíp này, xưng bá võ lâm.
Tiếu ngạo giang hồ là tên bản nhạc cầm tiêu hợp tấu do Lưu Chính Phong phái Hành Sơn và Khúc Dương của Nhật Nguyệt thần giáo cùng nhau sáng tác. Hai người kết bạn tri kỷ, Lưu Chính Phong định ở ẩn để cùng Khúc Dương tiêu dao nhưng đã bị phái Tung Sơn ngăn trở, giết chết cả gia đình và đánh cả hai trọng thương. Bản nhạc là sự kết hợp những đối cực ( bi và hùng, u uẩn mà cao khiết, trầm và bổng, "nhạc" có "người", trong "người" có "nhạc".
Trước khi chết, cả hai đã cùng nhau chơi lần cuối bản nhạc này, sau đó khẩn cầu Lệnh Hồ Xung lưu truyền hậu thế bản nhạc này, rồi cùng nhau chết ở núi Hành Sơn. Cũng đồng thời, ở núi Hành Sơn, vợ chồng Lâm Chấn Nam trước khi chết đã nhờ Lệnh Hồ Xung căn dặn Lâm Bình Chi không luyện tập bí kíp Tịch tà kiếm pháp mà tổ tiên đã truyền lại.
Những tranh đoạt của võ lâm về bí kíp võ công, về quyền lực, sự đấu tranh chính - tà đã dần hé lộ ra những bộ mặt thật đáng ghê tởm của những kẻ tự cho mình là danh môn chính phái với vẻ bề ngoài đạo mạo, mở miệng là thuyết giảng đạo lí. Tiêu biểu cho những bộ mặt “khẩu phật tâm xà” chính là chưởng môn nhân của phái Hoa Sơn, sư phụ của Lệnh Hồ Xung, “Quân tử kiếm” Nhạc Bất Quần.
2. Luận về quân tử
và ngụy quân tử
Theo Khổng Tử trong Luận ngữ có đề cập đến ba hạng người: Thứ nhất, đó là thánh nhân;
thứ hai, quân tử; và cuối cùng, những kẻ tiểu nhân. Nghĩa là Khổng Tử không hề đề cập đến loại người “ngụy quân
tử”.
Ngụyở đây không có nghĩa là không phải mà nó mang nghĩa là giả tạo, ngụy tạo. Ngụy quân tử có nghĩa là giả vờ giống như quân tử.
Nếu hạng tiểu nhân là những kẻ ti tiện, không có nhân cách, vị thân, tham tàn độc ác,... thì ngụy quân tử xét về bản chất vẫn như vậy nhưng lại được che đậy bởi một vỏ bọc khá kín kẽ, dễ làm người khác lầm tưởng là chân quân tử.
Nếu xét về tài trí, tiểu nhân thua xa ngụy quân tử nhưng ngay cả chân quân tử cũng không thể bằng được hạng này. Bởi để làm một ngụy quân tử, nghĩa là người đó phải hiểu cặn kẽ, chính xác thế nào là quân tử thì mới tạo nên một vỏ bọc hoàn hảo được. Vậy có thể kết luận, ngụy quân tử là một kẻ có tài nhưng đầy dã tâm.
Đọc tiếu ngạo giang hồ, độc giả có thể nhận ra ngay những chân tiểu nhân như chưởng môn phái Thanh Thành Dư Thương Hải, chưởng môn phái Tung Sơn, Minh chủ Ngũ nhạc kiếm phái Tả Lãnh Thiền,... nhưng khó ai có thể nhận ra được bộ mặt thật của “Quân tử kiếm” Nhạc Bất Quần.
Ngụyở đây không có nghĩa là không phải mà nó mang nghĩa là giả tạo, ngụy tạo. Ngụy quân tử có nghĩa là giả vờ giống như quân tử.
Nếu hạng tiểu nhân là những kẻ ti tiện, không có nhân cách, vị thân, tham tàn độc ác,... thì ngụy quân tử xét về bản chất vẫn như vậy nhưng lại được che đậy bởi một vỏ bọc khá kín kẽ, dễ làm người khác lầm tưởng là chân quân tử.
Nếu xét về tài trí, tiểu nhân thua xa ngụy quân tử nhưng ngay cả chân quân tử cũng không thể bằng được hạng này. Bởi để làm một ngụy quân tử, nghĩa là người đó phải hiểu cặn kẽ, chính xác thế nào là quân tử thì mới tạo nên một vỏ bọc hoàn hảo được. Vậy có thể kết luận, ngụy quân tử là một kẻ có tài nhưng đầy dã tâm.
Đọc tiếu ngạo giang hồ, độc giả có thể nhận ra ngay những chân tiểu nhân như chưởng môn phái Thanh Thành Dư Thương Hải, chưởng môn phái Tung Sơn, Minh chủ Ngũ nhạc kiếm phái Tả Lãnh Thiền,... nhưng khó ai có thể nhận ra được bộ mặt thật của “Quân tử kiếm” Nhạc Bất Quần.
3. Ngụy
quân tử Nhạc Bất Quần
Truyện miêu tả họ Nhạc xuất hiện lần đầu tiên là một thư sinh mặc áo
bào xanh, tay phe phẩy quạt lông (trông giống Gia Cát Lượng), trạc khoảng ngoài
40 tuổi mặc dù lúc đó đã ngoài 60.
Tên "Nhạc Bất Quần" nguyên nghĩa là "không chơi với ai" nhưng họ Nhạc lại có rất nhiều bạn bè.
Nhạc Bất Quần tự nhận là dòng dõi Nhạc Phi đời Tống.
Tên "Nhạc Bất Quần" nguyên nghĩa là "không chơi với ai" nhưng họ Nhạc lại có rất nhiều bạn bè.
Nhạc Bất Quần tự nhận là dòng dõi Nhạc Phi đời Tống.
3.1. Thủ đoạn chiếm
đoạt Tịch tà kiếm phổ
Nhà họ Lâm ở Phúc Kiến nổi tiếng với kiếm pháp Tịch tà của ông tổ Lâm Viễn Đồ. Giang hồ cả
trăm năm dậy sóng vì pho võ công ấy. Những kẻ tiểu nhân thèm muốn bộ kiếm pháp
ấy đã đành, đằng này những kẻ tự xưng danh môn chính phái cũng nhỏ dãi thèm
thuồng.
Dư Thương Hải là kẻ đầu tiên bộc lộ lòng tham. Hắn lấy cớ trả thù cho con trai mà giết chết cả nhà họ Lâm, bắt vợ chồng Lâm ChấnNam để tra hỏi Tịch tà kiếm pháp.
Nhưng Quân tử kiếm họ Nhạc cũng không tốt đẹp gì hơn. Họ Nhạc sai đại đồ đệ Lệnh Hồ Xung và con gái Nhạc Linh San đến Phúc Kiến mở quán rượu, lấy danh nghĩa theo dõi động tĩnh của ma giáo nhưng thực chất là nghe động tĩnh về Tịch tà kiếm pháp. Trước sau gì Dư Thương Hải cũng tiêu diệt Phước Oai tiêu cục nhưng hành động của Nhạc Bất Quần khiến Dư Thương hải ra tay sớm hơn. Đó là chưa kể nguyên nhân Lâm gia diệt môn – hay là cớ để tiêu diệt Phước Oai tiêu cục của Dư Thương Hải – chính là do Lâm Bình Chi vì cứu con gái Nhạc Bất Quần mà giết chết con trai Dư Thương Hải.
Sau khi Lâm gia bị diệt môn, tông tích của Tịch tà kiếm phổ vẫn không thấy đâu, dưới bàn tay đạo diễn của Nhạc Bất Quần, Lâm Bình Chi trở thành đồ đệ Hoa Sơn. Việc làm này của Nhạc Bất Quần có hai mục đích:
Thứ nhất, thông qua Lâm Bình Chi có thể tìm được pho võ công thượng thừa Tịch tà kiếm phổ.
Thứ hai, sau khi chiếm được kiếm phổ có thể dễ dàng tìm cách tiêu diệt mầm họa Lâm Bình Chi – bởi Lâm Bình Chi lúc ấy cũng như gà đã ở trong chuồng.
Âm mưu đã có sẵn, nhưng Nhạc Bất Quần vẫn rất giỏi che đậy khiến cho giang hồ nghĩ rằng vị Quân tử kiếm này nhân nghĩa, thương Lâm Bình Chi côi cút mà nhận về nuôi dạy.
Dư Thương Hải là kẻ đầu tiên bộc lộ lòng tham. Hắn lấy cớ trả thù cho con trai mà giết chết cả nhà họ Lâm, bắt vợ chồng Lâm Chấn
Nhưng Quân tử kiếm họ Nhạc cũng không tốt đẹp gì hơn. Họ Nhạc sai đại đồ đệ Lệnh Hồ Xung và con gái Nhạc Linh San đến Phúc Kiến mở quán rượu, lấy danh nghĩa theo dõi động tĩnh của ma giáo nhưng thực chất là nghe động tĩnh về Tịch tà kiếm pháp. Trước sau gì Dư Thương Hải cũng tiêu diệt Phước Oai tiêu cục nhưng hành động của Nhạc Bất Quần khiến Dư Thương hải ra tay sớm hơn. Đó là chưa kể nguyên nhân Lâm gia diệt môn – hay là cớ để tiêu diệt Phước Oai tiêu cục của Dư Thương Hải – chính là do Lâm Bình Chi vì cứu con gái Nhạc Bất Quần mà giết chết con trai Dư Thương Hải.
Sau khi Lâm gia bị diệt môn, tông tích của Tịch tà kiếm phổ vẫn không thấy đâu, dưới bàn tay đạo diễn của Nhạc Bất Quần, Lâm Bình Chi trở thành đồ đệ Hoa Sơn. Việc làm này của Nhạc Bất Quần có hai mục đích:
Thứ nhất, thông qua Lâm Bình Chi có thể tìm được pho võ công thượng thừa Tịch tà kiếm phổ.
Thứ hai, sau khi chiếm được kiếm phổ có thể dễ dàng tìm cách tiêu diệt mầm họa Lâm Bình Chi – bởi Lâm Bình Chi lúc ấy cũng như gà đã ở trong chuồng.
Âm mưu đã có sẵn, nhưng Nhạc Bất Quần vẫn rất giỏi che đậy khiến cho giang hồ nghĩ rằng vị Quân tử kiếm này nhân nghĩa, thương Lâm Bình Chi côi cút mà nhận về nuôi dạy.
3.1.1. Các bước chiếm đoạt Tịch tà
kiếm phổ
Đã là tiểu nhân, việc sử dụng thủ đoạn để đạt mục đích cũng là thường. Nhạc Bất Quần không những sử dụng thủ đoạn để đạt lấy mục đích mà còn
dùng chính con gái ruột của mình để làm công cụ.
Nhạc Linh San và Lệnh Hồ Sung vốn là đôi thanh mai trúc mã và đã được chính họ Nhạc hứa hôn. Thế nhưng chỉ vìTịch tà kiếm phổ của nhà họ Lâm, Nhạc Bất Quần sẵn sàng làm kẻ chia loan rẻ thúy.
Việc thâu nhận Lâm Bình Chi đã khiến giang hồ đàm tiếu nhưng vị “Quân tử kiếm” ấy vẫn không hề màn đến, bởi vin vào cớ “cây ngay không sợ chết đứng”. Nhạc Bất Quần không đơn giản như những gì giang hồ đồn đại, nghĩa là không giống như Mộc Cao Phong ép buộc Lâm Bình Chi nói ra kiếm phổ. Nhạc Bất Quần chỉ nhìn sơ qua là biết ngay kiếm pháp tầm thường của Lâm Bình Chi sử dụng không thể là võ công thượng thừa trong truyền thuyết. Thế nên họ Nhạc mới cần dụng mưu để tìm kiếm.
Thủ đoạn của Nhạc Bất Quần trong việc tìm kiếm Tịch tà kiếm phổ có thể tóm lược trong các bước sau:
Bước thứ nhất, biến Lâm Bình Chi thành người nhà. Để đạt được mục đích này, hẳn nhiên họ Nhạc sẽ phải gả đứa con gái duy nhất cho Lâm Bình Chi. Việc này cực khó, bởi để giữ cái vỏ bọc quân tử của mình, Nhạc Bất Quần phải thoải mãn ít nhất ba điều kiện trong việc làm này:
Một,Nhạc Linh San phải tự nguyện rời bỏ lệnh Hồ Xung để đến với Lâm Bình Chi. (Lâm Bình Chi vốn đã thương thầm Nhạc Linh San từ lâu).
Hai,phải làm cho Ninh nữ hiệp – Nhạc phu nhân – đồng ý hủy bỏ hôn ước với Lệnh Hồ Sung.
Ba,phải loại bỏ được Lệnh Hồ Xung mà không gây ra tranh chấp xung đột với Lâm Bình Chi.
Để thực hiện được bước thứ nhất này, Nhạc Bất Quần chỉ cần hoàn thành được điều kiện đàu tiên là xong.Ninh nữ hiệp sẽ không làm trái ý của con gái dù bà vẫn xem Lệnh Hồ Xung như con. Còn phần Lệnh Hồ Xung, Nhạc Bất Quần đã sử dụng một cao chiêu: lấy cớ gã đồ đệ gàn rỡ, kết giao mới ma giáo, Nhạc Bất Quần đã đày anh chàng Lệnh Hồ lên vách núi Tư Quá. Vậy là xong hai mối lo.
Phần còn lại, Nhạc Bất Quần giao cho Nhạc Linh San dạy võ nghệ cho tiểu sư đệ Lâm Bình Chi. Một thiếu nữ vừa mới mười tám, tình yêu chưa sâu đậm, ngày ngày lại ở cạnh một thiếu niên cũng mười tám, đôi mươi, có là thánh mới không nảy sinh tình cảm. Nhạc Bất Quần đày Lệnh Hồ Xung đi đã tạo cơ hội cho “lửa gần rơm” và việc “cháy” là vấn đề thời gian.
Quả nhiên Nhạc Bất Quần đạt được mục đích này, không những sẽ biến Lâm Bình Chi thành người nhà mà mọi việc làm của họ Lâm đều không thể lọt ngoài tầm mắt của Nhạc Bất Quần. Họ Nhạc dùng chính con gái của mình để làm công cụ chiêu dụ Lâm Bình Chi và biến chính con đẻ thành một gián điệp.
Thật là một cao thủ!
Bước thứ hai, xuôi theo thời thế.Đó là khi Tả Lãnh Thiền khơi dậy cuộc chiến giữa hai phái Kiếm Tông và Khí Tông của Hoa Sơn, Nhạc Bất Quần đưa đệ tử xuôi về phương Nam để tránh tranh đấu.
Nhạc Linh San và Lệnh Hồ Sung vốn là đôi thanh mai trúc mã và đã được chính họ Nhạc hứa hôn. Thế nhưng chỉ vìTịch tà kiếm phổ của nhà họ Lâm, Nhạc Bất Quần sẵn sàng làm kẻ chia loan rẻ thúy.
Việc thâu nhận Lâm Bình Chi đã khiến giang hồ đàm tiếu nhưng vị “Quân tử kiếm” ấy vẫn không hề màn đến, bởi vin vào cớ “cây ngay không sợ chết đứng”. Nhạc Bất Quần không đơn giản như những gì giang hồ đồn đại, nghĩa là không giống như Mộc Cao Phong ép buộc Lâm Bình Chi nói ra kiếm phổ. Nhạc Bất Quần chỉ nhìn sơ qua là biết ngay kiếm pháp tầm thường của Lâm Bình Chi sử dụng không thể là võ công thượng thừa trong truyền thuyết. Thế nên họ Nhạc mới cần dụng mưu để tìm kiếm.
Thủ đoạn của Nhạc Bất Quần trong việc tìm kiếm Tịch tà kiếm phổ có thể tóm lược trong các bước sau:
Bước thứ nhất, biến Lâm Bình Chi thành người nhà. Để đạt được mục đích này, hẳn nhiên họ Nhạc sẽ phải gả đứa con gái duy nhất cho Lâm Bình Chi. Việc này cực khó, bởi để giữ cái vỏ bọc quân tử của mình, Nhạc Bất Quần phải thoải mãn ít nhất ba điều kiện trong việc làm này:
Một,Nhạc Linh San phải tự nguyện rời bỏ lệnh Hồ Xung để đến với Lâm Bình Chi. (Lâm Bình Chi vốn đã thương thầm Nhạc Linh San từ lâu).
Hai,phải làm cho Ninh nữ hiệp – Nhạc phu nhân – đồng ý hủy bỏ hôn ước với Lệnh Hồ Sung.
Ba,phải loại bỏ được Lệnh Hồ Xung mà không gây ra tranh chấp xung đột với Lâm Bình Chi.
Để thực hiện được bước thứ nhất này, Nhạc Bất Quần chỉ cần hoàn thành được điều kiện đàu tiên là xong.Ninh nữ hiệp sẽ không làm trái ý của con gái dù bà vẫn xem Lệnh Hồ Xung như con. Còn phần Lệnh Hồ Xung, Nhạc Bất Quần đã sử dụng một cao chiêu: lấy cớ gã đồ đệ gàn rỡ, kết giao mới ma giáo, Nhạc Bất Quần đã đày anh chàng Lệnh Hồ lên vách núi Tư Quá. Vậy là xong hai mối lo.
Phần còn lại, Nhạc Bất Quần giao cho Nhạc Linh San dạy võ nghệ cho tiểu sư đệ Lâm Bình Chi. Một thiếu nữ vừa mới mười tám, tình yêu chưa sâu đậm, ngày ngày lại ở cạnh một thiếu niên cũng mười tám, đôi mươi, có là thánh mới không nảy sinh tình cảm. Nhạc Bất Quần đày Lệnh Hồ Xung đi đã tạo cơ hội cho “lửa gần rơm” và việc “cháy” là vấn đề thời gian.
Quả nhiên Nhạc Bất Quần đạt được mục đích này, không những sẽ biến Lâm Bình Chi thành người nhà mà mọi việc làm của họ Lâm đều không thể lọt ngoài tầm mắt của Nhạc Bất Quần. Họ Nhạc dùng chính con gái của mình để làm công cụ chiêu dụ Lâm Bình Chi và biến chính con đẻ thành một gián điệp.
Thật là một cao thủ!
Bước thứ hai, xuôi theo thời thế.Đó là khi Tả Lãnh Thiền khơi dậy cuộc chiến giữa hai phái Kiếm Tông và Khí Tông của Hoa Sơn, Nhạc Bất Quần đưa đệ tử xuôi về phương Nam để tránh tranh đấu.
3.1.2. Tránh tranh đấu hay chuẩn bị
cho một cuộc tranh đấu?
Nhạc Bất Quần thể hiện một con người đầy mưu lược khi nhận ra âm mưu
của Tả Lãnh Thiền – giấc mộng bá chủ võ lâm. Họ Nhạc đã tương kế tựu kế làm cho
chuyến đi về vùng Phúc Kiến – nơi chắc chắn có manh mối tìm ra Tịch tà kiếm phổ - một cách danh chính ngôn thuận.
Nhạc Bất Quần ra đi cũng nhằm âm mưu khiến cho họ Tả coi thường, không đề phòng đến phái Hoa Sơn trong âm mưu riêng. Chứng tỏ rằng trí tuệ của họ Nhạc luôn cao hơn họ Tả một bậc trong cuộc thư hùng giữa hai con sói này.
Đối với hạng dùng thủ đoạn cụ thể như họ Tả thì dễ dàng nhận ra dù hắn luôn giấu mặt. Họ Nhạc lại núp trong vỏ bọc quá hoàn hảo khiến cho giang hồ ít người nhận thấy bộ mặt thật. Kể cả Định Nhàn sư thái của phái Hằng Sơn cũng nhầm.
Họ Nhạc lừa dối cả người đầu gối tay ấp với y mọi chuyện. Ninh nữ hiệp cũng chỉ là một quân cờ để họ Nhạc tìm kiếm quyền lực.
Phải nói họ Nhạc đã nhìn được thời thế và đã vận dụng thời thế một cách đầy biến ảo để đạt mục đích.
Đến đây, họ Nhạc thực hiện bước tiếp theo của kế hoạch chiếm đoạt Tịch tà kiếm phổ.
Bước thứ ba, dụng kế “bọ ngựa bắt ve”.
Cuối cùng đôi nhân tình Lâm Bình Chi và Nhạc Linh San cũng tìm được bí kíp Tịch tà kiếm phổ ở ngôi nhà cũ họ Lâm tại Phúc Kiến. Ngay lập tức có hai đại cao thủ của phái Tung Sơn xuất hiện cướp đi mất. Nhưng Lệnh Hồ Xung có vô tình có mặt đã đánh bại hai đại cao thủ phái Tung Sơn, cướp lại Tịch Tà kiếm phổ, sau đó chàng ngất đi.
Cả Lâm Bình Chi – Nhạc Linh San, hai đại cao thủ Tung Sơn và cả Lệnh Hồ Xung đều không biết đang có một ánh mắt dõi theo đằng sau tất cả. Họ Nhạc đã đợi cho cục diện xong xuôi và rồi nhẹ nhàng lấy đi Tịch tà kiếm phổ.
Nhạc Bất Quần đã dày công sắp xếp, cuối cùng cũng đạt được mục đích. Quả là không uổng khi dùng con gái làm công cụ cho thủ đoạn.
Nhạc Bất Quần ra đi cũng nhằm âm mưu khiến cho họ Tả coi thường, không đề phòng đến phái Hoa Sơn trong âm mưu riêng. Chứng tỏ rằng trí tuệ của họ Nhạc luôn cao hơn họ Tả một bậc trong cuộc thư hùng giữa hai con sói này.
Đối với hạng dùng thủ đoạn cụ thể như họ Tả thì dễ dàng nhận ra dù hắn luôn giấu mặt. Họ Nhạc lại núp trong vỏ bọc quá hoàn hảo khiến cho giang hồ ít người nhận thấy bộ mặt thật. Kể cả Định Nhàn sư thái của phái Hằng Sơn cũng nhầm.
Họ Nhạc lừa dối cả người đầu gối tay ấp với y mọi chuyện. Ninh nữ hiệp cũng chỉ là một quân cờ để họ Nhạc tìm kiếm quyền lực.
Phải nói họ Nhạc đã nhìn được thời thế và đã vận dụng thời thế một cách đầy biến ảo để đạt mục đích.
Đến đây, họ Nhạc thực hiện bước tiếp theo của kế hoạch chiếm đoạt Tịch tà kiếm phổ.
Bước thứ ba, dụng kế “bọ ngựa bắt ve”.
Cuối cùng đôi nhân tình Lâm Bình Chi và Nhạc Linh San cũng tìm được bí kíp Tịch tà kiếm phổ ở ngôi nhà cũ họ Lâm tại Phúc Kiến. Ngay lập tức có hai đại cao thủ của phái Tung Sơn xuất hiện cướp đi mất. Nhưng Lệnh Hồ Xung có vô tình có mặt đã đánh bại hai đại cao thủ phái Tung Sơn, cướp lại Tịch Tà kiếm phổ, sau đó chàng ngất đi.
Cả Lâm Bình Chi – Nhạc Linh San, hai đại cao thủ Tung Sơn và cả Lệnh Hồ Xung đều không biết đang có một ánh mắt dõi theo đằng sau tất cả. Họ Nhạc đã đợi cho cục diện xong xuôi và rồi nhẹ nhàng lấy đi Tịch tà kiếm phổ.
Nhạc Bất Quần đã dày công sắp xếp, cuối cùng cũng đạt được mục đích. Quả là không uổng khi dùng con gái làm công cụ cho thủ đoạn.
3.2. Thủ đoạn đối
với Lệnh Hồ Xung
Nhạc Bất Quần đối với Lệnh Hồ Xung trên danh nghĩa là sư phụ nhưng
tình cảm phải nói như cha con. Thế nhưng vì sự nhỏ nhen, ích kỉ của mình, họ
Nhạc đã hết lần này đến lần khác đổ vấy cho Lệnh Hồ Xung.
Lần đầu tiêncó thể thấy rõ, đó là việc vợ chồng Lâm ChấnNam chết khi
chỉ có Lệnh Hồ Xung ở cạnh. Họ Nhạc đã nghi ngờ đến việc đệ tử mình có lòng
tham chiếm lấy Tịch tà kiếm phổ. Nhạc Bất Quần nghĩ rằng đệ tử gã cũng như gã.
Lần thứ haichính là việc phạt Lệnh Hồ Xung lên Tư Quá Nhai sám hối về việc kết giao với ma giáo. Thực chất của việc này, như đã nói trên, là nhằm chia rẽ Lệnh Hồ Xung với Nhạc Linh San để tiện bề hành động việc đoạt Tịch tà kiếm phổ.
Lần thứ ba, Nhạc Bất Quần cho rằng Lệnh Hồ Xung đã giết chết đồng môn Lục Hầu, chiếm Tử hà bí kíp, từ đó tỏ ra lạnh nhạt với chàng.
Lần thứ tư, họ Nhạc đã không bảo vệ đệ tử khi có người đổ lỗi cho Lệnh Hồ Xung lấy cắp Tịch tà kiếm phổ. Nhạc Bất Quần vẫn nghi ngờ nhạc phổ Tiếu ngạo giang hồ mà Lệnh Hồ Xung vẫn giữ là kiếm phổ.
Lần thứ năm, sau sự kiện quần hùng tổ chức chữa bệnh cho Lệnh Hồ Xung trên đồi Ngũ Bá, họ Nhạc đã chớp lấy ngay cơ hội ấy để đuổi Lệnh Hồ Xung ra khỏi Hoa Sơn.
Những ngày Lệnh Hồ Xung ở Hoa Sơn, kể từ lúc Lâm Bình Chi được thu nhận, Nhạc Bất Quần đã giở thủ đoạn của mình ra nhằm hai mục đích lớn.Một là để tìm cách chiếm đoạt Tịch tà kiếm phổ; hai là ganh tị với kiếm pháp tinh diệu mà Lệnh Hồ Xung sử dụng đánh bại các cao thủ ở miếu Dược Vương. Biết đâu được họ Nhạc lại không nghĩ kiếm pháp tuyệt diệu Độc cô cửu kiếm chính là Tịch tà kiếm pháp. Có thể nói, việc Lệnh Hồ Xung sở hữu võ công cao hơn cả sư phụ chính là nguyên nhân chính để họ Nhạc trục xuất chàng ra khỏi sư môn.
Không dừng lại ở đó, bản chất của một tên tiểu nhân bỉ ổi trong lốt “quân tử kiếm” của họ Nhạc thể hiện rõ khi có hành động gắp lửa bỏ tay người. Chính Nhạc Bất Quần mới là kẻ cướp đoạt Tịch tà kiếm phổ ở ngôi nhà cũ nhưng lại đổ vạ cho Lệnh Hồ Xung. Nhạc Bất Quần không từ một thủ đoạn nào để đạt mục đích, kể cả việc lấy những người thân cận ra làm công cụ.
Lần đầu tiêncó thể thấy rõ, đó là việc vợ chồng Lâm Chấn
Lần thứ haichính là việc phạt Lệnh Hồ Xung lên Tư Quá Nhai sám hối về việc kết giao với ma giáo. Thực chất của việc này, như đã nói trên, là nhằm chia rẽ Lệnh Hồ Xung với Nhạc Linh San để tiện bề hành động việc đoạt Tịch tà kiếm phổ.
Lần thứ ba, Nhạc Bất Quần cho rằng Lệnh Hồ Xung đã giết chết đồng môn Lục Hầu, chiếm Tử hà bí kíp, từ đó tỏ ra lạnh nhạt với chàng.
Lần thứ tư, họ Nhạc đã không bảo vệ đệ tử khi có người đổ lỗi cho Lệnh Hồ Xung lấy cắp Tịch tà kiếm phổ. Nhạc Bất Quần vẫn nghi ngờ nhạc phổ Tiếu ngạo giang hồ mà Lệnh Hồ Xung vẫn giữ là kiếm phổ.
Lần thứ năm, sau sự kiện quần hùng tổ chức chữa bệnh cho Lệnh Hồ Xung trên đồi Ngũ Bá, họ Nhạc đã chớp lấy ngay cơ hội ấy để đuổi Lệnh Hồ Xung ra khỏi Hoa Sơn.
Những ngày Lệnh Hồ Xung ở Hoa Sơn, kể từ lúc Lâm Bình Chi được thu nhận, Nhạc Bất Quần đã giở thủ đoạn của mình ra nhằm hai mục đích lớn.Một là để tìm cách chiếm đoạt Tịch tà kiếm phổ; hai là ganh tị với kiếm pháp tinh diệu mà Lệnh Hồ Xung sử dụng đánh bại các cao thủ ở miếu Dược Vương. Biết đâu được họ Nhạc lại không nghĩ kiếm pháp tuyệt diệu Độc cô cửu kiếm chính là Tịch tà kiếm pháp. Có thể nói, việc Lệnh Hồ Xung sở hữu võ công cao hơn cả sư phụ chính là nguyên nhân chính để họ Nhạc trục xuất chàng ra khỏi sư môn.
Không dừng lại ở đó, bản chất của một tên tiểu nhân bỉ ổi trong lốt “quân tử kiếm” của họ Nhạc thể hiện rõ khi có hành động gắp lửa bỏ tay người. Chính Nhạc Bất Quần mới là kẻ cướp đoạt Tịch tà kiếm phổ ở ngôi nhà cũ nhưng lại đổ vạ cho Lệnh Hồ Xung. Nhạc Bất Quần không từ một thủ đoạn nào để đạt mục đích, kể cả việc lấy những người thân cận ra làm công cụ.
3.3. Thủ đoạn xưng
bá võ lâm
Nhạc Bất Quần và Tả Lãnh Thiền tuy hành động khác nhau
nhưng mục đích hoàn toàn giống nhau. Cả hai đều muốn đứng đầuNgũ Nhạc kiếm phái, muốn xưng bá võ lâm, duy ngã độc tôn.
Họ Nhạc là người có trí. Nếu đối đầu với Tung Sơn thì hoàn toàn không có lợi bởi xét về võ công hay thực lực, Nhạc Bất Quần chưa phải là đối thủ của tả Lãnh Thiền. Bởi thế nên mục tiêu hàng đầu của Nhạc Bất Quần phải luyện được Tịch tà kiếm pháp, chỉ cần bấy nhiêu là họ Nhạc tin tưởng có thể xưng bá võ lâm.
Họ Nhạc đã lấy được Tịch tà kiếm phổ và đã không ngần ngại “vung đao tự hoạn”. Nhạc Bất Quần chưa bao giờ nghĩ đến vợ, đến con, hắn trở thành kẻ bán nam bán nữ mặc cho vợ con vẫn còn đấy.
Việc đầu tiên là luyện võ công vô địch, Nhạc Bất Quần bắt đầu tiến hành việc thứ hai.
Công việc thứ hai họ Nhạc cần làm chính là hợp nhất Ngũ Nhạc thành một phái và chiếm lấy ngôi chưởng môn. Công việc hợp nhất Ngũ Nhạc đã được tả Lãnh Thiền gấp rút chuẩn bị, việc của họ Nhạc chỉ là thúc đẩy công cuộc ấy nhanh hơn mà thôi.
Để đạt mực đích, họ Nhạc không gì là không làm. Nhạc Bất Quần đã ra tay ám toán Định Nhàn và Định Dật của phái Hằng Sơn vì hai vị sư thái phản đối kế hoạch hợp nhất Ngũ Nhạc của Tả Lãnh Thiền.
Nhạc Bất Quần một lần nữa lợi dụng địa vị của mình - sư phự - để khiến Lệnh Hồ Xung mắc mưu đồng ý hợp nhấtNgũ Nhạc trong đại hội trên Tung Sơn.
Và cũng tại Tung Sơn, trong cuộc tỉ võ đoạt soái, Nhạc Bất Quần đã tự hiện nguyên hình là một tên tiểu nhân vỉ ổi khi dùng kim châm đâm mù mắt Tả Lãnh Thiền trước mắt quân hùng thiên hạ. Võ công họ Nhạc được nhận ra là cùng nguồn gốc với Hoa bảo điển, sau đó Lâm Bình Chi (bản sao hoàn hảo của họ Nhạc) đã xác nhận đó chính là Tịch tà kiếm phổ khiến cho vỏ bọc của họ Nhạc hoàn toàn mắt giá trị, chưa kể đến việc anh hùng thiên hạ đều biết âm mưu muốn đứng đầu Ngũ Nhạc của gã.
Họ Nhạc là người có trí. Nếu đối đầu với Tung Sơn thì hoàn toàn không có lợi bởi xét về võ công hay thực lực, Nhạc Bất Quần chưa phải là đối thủ của tả Lãnh Thiền. Bởi thế nên mục tiêu hàng đầu của Nhạc Bất Quần phải luyện được Tịch tà kiếm pháp, chỉ cần bấy nhiêu là họ Nhạc tin tưởng có thể xưng bá võ lâm.
Họ Nhạc đã lấy được Tịch tà kiếm phổ và đã không ngần ngại “vung đao tự hoạn”. Nhạc Bất Quần chưa bao giờ nghĩ đến vợ, đến con, hắn trở thành kẻ bán nam bán nữ mặc cho vợ con vẫn còn đấy.
Việc đầu tiên là luyện võ công vô địch, Nhạc Bất Quần bắt đầu tiến hành việc thứ hai.
Công việc thứ hai họ Nhạc cần làm chính là hợp nhất Ngũ Nhạc thành một phái và chiếm lấy ngôi chưởng môn. Công việc hợp nhất Ngũ Nhạc đã được tả Lãnh Thiền gấp rút chuẩn bị, việc của họ Nhạc chỉ là thúc đẩy công cuộc ấy nhanh hơn mà thôi.
Để đạt mực đích, họ Nhạc không gì là không làm. Nhạc Bất Quần đã ra tay ám toán Định Nhàn và Định Dật của phái Hằng Sơn vì hai vị sư thái phản đối kế hoạch hợp nhất Ngũ Nhạc của Tả Lãnh Thiền.
Nhạc Bất Quần một lần nữa lợi dụng địa vị của mình - sư phự - để khiến Lệnh Hồ Xung mắc mưu đồng ý hợp nhấtNgũ Nhạc trong đại hội trên Tung Sơn.
Và cũng tại Tung Sơn, trong cuộc tỉ võ đoạt soái, Nhạc Bất Quần đã tự hiện nguyên hình là một tên tiểu nhân vỉ ổi khi dùng kim châm đâm mù mắt Tả Lãnh Thiền trước mắt quân hùng thiên hạ. Võ công họ Nhạc được nhận ra là cùng nguồn gốc với Hoa bảo điển, sau đó Lâm Bình Chi (bản sao hoàn hảo của họ Nhạc) đã xác nhận đó chính là Tịch tà kiếm phổ khiến cho vỏ bọc của họ Nhạc hoàn toàn mắt giá trị, chưa kể đến việc anh hùng thiên hạ đều biết âm mưu muốn đứng đầu Ngũ Nhạc của gã.
4. Kết cục của Nhạc
Bất Quần
Phong Thanh Dương khi truyền thụ Độc
cô cửu kiếm cho
Lệnh Hồ Xung đã nói về đạo lí trong kiếm thuật: Bất cứ chiêu thức nào được sử ra sẽ có cách phá giải. Đã là chiêu thức
tất có sơ hở. Vấn đề là ai nhìn ra được sơ hở trong chiêu số của đối thủ
sẽ là người chiến thắng.
Suy từ đạo lí trong võ thuật ấy ra với cuộc đời, có thể hiểu rằng: Trừ khi ta không làm những việc khuất tất thì thôi. Còn nếu đã làm thì tất để lại dấu vết, tất có người nhìn ra bộ mặt thật cho dù bộ mặt ấy có giấu dưới vỏ bọc kín kẽ như thế nào đi nữa. Và sẽ trả giá cho việc xấu đã làm, không sớm thì muộn.
Họ Nhạc tưởng rằng mọi hành động của mình có thể qua mặt được tất cả nhưng gã đã nhầm. Lâm Bình Chi vì mục đích trả thù đã trở thành một bản sao hoàn hảo của họ Nhạc. Và chính bọn chúng đã tự vạch mặt nhau.
Nhạc Bất Quần dùng con gái để làm mồi nhử để đoạt Tịch tà kiếm phổ thì Lâm Bình Chi cũng dùng chính người thiếu nữ tội nghiệp ấy để che mắt họ Nhạc. Dù đã vung đao tự hoạn, Lâm Bình Chi vẫn cưới Nhạc Linh San, vẫn tỏ ra là người đạo mạo như “nhạc phụ” của hắn. Cho đến lúc trên Tung Sơn, chính Lâm Bình Chi đã vạch bộ mặt giả dối của Nhạc Bất Quần và của chính bản thân khi đọc câu đầu tiên trong Tịch tà kiếm phổ: “Muốn luyện kiếm pháp này, phải vung đao tự hoạn trước!”.
Họ Nhạc dùng con gái làm quân cờ, ép phu nhân phải chết thì họ Lâm đã một kiếm kết thúc cuộc đời Nhạc Linh San để làm quà ra mắt Tả Lãnh Thiền.
Thật là đáng ghê tởm cho những tên “ngụy quân tử”. Và cũng thật tội nghiệp cho những người không nhận ra được chân giá trị của hạng người ấy để rồi phải ngậm ngùi ấm ức.
Bản chất là cái không bao giờ thay đổi. Khi đã lộ diện là một tên tiểu nhân, họ Nhạc đã không ngần ngại bức chết vợ, dồn Lệnh Hồ Xung vào chỗ chết.
Lòng tham không đáy và thủ đoạn vô biên, họ Nhạc nhiều lần muốn giết Lệnh Hồ Xung nhưng đều bị đánh bại bởiĐộc cô cửu kiếm và phải uống Tam thi não thần đan của Nhậm Doanh Doanh.
Họ Nhạc là con người của thủ đoạn. Dù đã không còn là người hoàn chỉnh, đã uống đọc dược nhưng họ Nhạc vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu xưng bá võ lâm của mình. Họ Nhạc đã tìm cách mượn tay Tả Lãnh Thiền – Lâm Bình Chi tiêu diệt cao thủ các phái trong sơn động, trong đó có cả Lệnh Hồ Xung. Sự việc bất thành, họ Nhạc lại ám toán Lệnh Hồ Xung, lần này hắn thành công nhưng cũng chính lúc đó, gã bị ni cô Nghi Lâm của phái Hằng Sơn kết liễu số phận của một tên đại gian đại ác.
Phàm là người sống ở trên đời, nên sống thật với bản chất của mình. Dù có che giấu tài giỏi đến mấy rồi có lúc bản chất cũng bị phát hiện. Đọc Tiếu ngạo giang hồ, độc giả có thể có đôi chút cảm tình với tên đại dâm tặc Điền Bá Quang hay nhưng người trong ma giáo – không điều ác nào là không làm – bởi những kẻ ấy sống với đúng bản chất của mình. Còn những như Tả Lãnh Thiền -kẻ tiểu nhân giấu mặt; Nhạc Bất Quần – ngụy quân tử;... thì ai cũng cảm thấy căm tức.
Sống trên đời cứ như nước chảy mây trôi thì hơn, tranh tranh đấu đấu để làm gì? Đời người có là bao.
Nhạc Bất Quần là một nhân vật lớn trong bộ tiểu thuyết Tiếu ngạo giang
hồ của nhà văn Kim Dung. Nguyên Trung Hoa có năm ngọn núi (ngũ nhạc) nổi
tiếng: Tung Sơn, Thái Sơn, Hằng Sơn, Hành Sơn và Hoa Sơn, mỗi ngọn núi
có một kiếm phái. Nhạc Bất Quần là chưởng môn nhân phái Hoa Sơn, có
ngoại hiệu là Quân tử kiếm.
Về ngoại hình, Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần là một "thư sinh có năm chòm râu dài, mặt đẹp như mặt ngọc, chính khí hiên ngang khiến người phải đem lòng ngưỡng mộ". Con người ấy đã trên sáu mươi tuổi nhưng nhờ tu luyện nội công nên nhìn qua, chỉ mới như cỡ bốn mươi. Ngoại hiệu của y là Quân tử kiếm cho nên không bao giờ đánh lén, đánh sau lưng người khác, ăn nói mực thước, không bao giờ lên tiếng tranh biện với ai. Ngược với cái tên Nhạc Bất Quần (không chơi với ai), y kết giao với rất nhiều bạn hào sĩ giang hồ chính phái.
Về tài năng, con người ấy là sư tôn một danh môn, có môn Tử hà công thâm hậu, sáng lập ra một Hoa Sơn kiếm pháp lấy nội công làm căn cơ, học và thấm nhuần những tư tưởng của người quân tử trong triết học đạo Nho, trở thành biểu tượng đẹp đẽ của chính phái, ghét tà phái và bọn tàn ác như kẻ cừu thù. Mỗi khi Nhạc Bất Quần xuất hiện trong phần đầu của Tiếu ngạo giang hồ, Kim Dung thường dùng hai chữ "tiên sinh" để ca ngợi Nhạc Bất Quần.
Thế nhưng, toàn bộ những hào quang trên đây chỉ là những điều trá nguỵ, giả tạo. Từng bước, từng bước một, Kim Dung đã lột mặt nạ của Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần, chỉ ra cho chúng ta thấy tính cách tàn bạo, thủ đoạn độc ác, âm mưu thâm hiểm của nhân vật này. Kim Dung xây dựng y như một hình mẫu "ngụy quân tử", loại người nguy hiểm và khó đối phó hơn cả "chân tiểu nhân". Tôi đã đọc 12 bộ tiểu thuyết của Kim Dung và thật sự kinh sợ nhân vậy nguỵ - Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần. Những âm mưu, thủ đoạn của Nhạc Bất Quần vượt xa những tư duy thông minh của những cái đầu thông tuệ nhất.
Nắm được nguồn tin phái Thanh Thành của Dư Thương Hải sắp tấn công Phước Oai tiêu cục ở Phúc Châu, Nhạc Bất Quần lẳng lặng cho nhị đệ tử Lao Đức Nặc dẫn con gái mình là Nhạc Linh San xuống Phúc Châu mở một quán rượu để theo dõi tình hình. Biết nhị đệ tử Lao Đức Nặc là đệ tử của Tả Lãnh Thiền chưởng môn phái Tung Sơn, vào "nằm vùng" trong nội bộ phái Hoa Sơn của mình, Nhạc Bất Quần vẫn làm ngơ như chẳng biết, lại còn giả vờ tin tưởng Lao Đức Nặc, giao cho hắn những nhiệm vụ khác. Đợi cho phái Thanh Thành tàn sát hết Phước Oai tiêu cục, bắt ông bà Lâm Chấn Nam đưa về núi Hành Sơn để tra hỏi cho ra bộ Tịch tà kiếm phổ của dòng họ Lâm, Nhạc Bất Quần âm thầm theo dõi. Nguyên Nhạc Bất Quần có một đại đệ tử tính tình rất phóng khoáng tên là Lệnh Hồ Xung. Lệnh Hồ Xung vì cứu nàng Nghi Lâm - một nữ ni cô thuộc phái Hằng Sơn nên phải kết giao với một tay thanh danh tàn tạ là Điền Bá Quang. Trong một dịp tình cờ, Lệnh Hồ Xung được nghe hai vị Lưu Chính Phong của phái Hành Sơn (chính phái) tấu nhạc cùng một người bạn là Khúc Dương trưởng lão của Ma giáo. Trước khi họ chết, họ đã tặng cho Lệnh Hồ Xung bộ cầm phổ và tiêu phổ Tiếu ngạo giang hồ. Lệnh Hồ Xung lại gặp và nhận lời di chúc của ông bà Lâm Chấn Nam trước khi chết: "Xin Lệnh Hồ Xung hiền điệt báo cho con ta hay dưới hầm một căn nhà cũ trong ngõ Hướng Dương có vật gì thì đó là vật tổ truyền của nhà họ Lâm, cần phải giữ gìn cho cẩn thận. Tằng tổ y là Viễn Đồ Công có để lại lời giáo huấn hết thảy con cháu bất luận là ai cũng không được mở coi mà sinh tai hoạ ghê gớm". Vật đó chính là Tịch tà kiếm phổ, một kiếm phổ ác độc của dòng họ Lâm!
Lâm Bình Chi, con trai của ông bà Lâm Chấn Nam, đi từ Phúc Châu lên Hành Sơn tìm kiếm cha mẹ. Đợi cho Lâm Bình Chi lâm nguy, Nhạc Bất Quần mới ra tay giải cứu, và nhận gã làm đệ tử của phái Hoa Sơn. Nhân danh luật lệ của phái Hoa Sơn, Nhạc Bất Quần còn ra lệnh biệt giam đại để tử Lệnh Hồ Xung trên ngọn Ngọc Nữ phong. Ở đó, Lệnh Hồ Xung học được Hoa Sơn kiếm pháp với thái sư thúc tổ Phong Thanh Dương và học được đường Độc Cô cửu kiếm oai trấn giang hồ. Loại kiếm pháp này đi ngược lại kiếm pháp của Nhạc Bất Quần: lấy kiếm thế như nước chảy mây trôi làm căn cơ (kiếm tông) trong khi Nhạc Bất Quần lấy nội công làm căn cơ (khí tông).
Biết được điều ấy, Nhạc Bất Quần vu cáo Lệnh Hồ Xung đã lấy được Tịch tà kiếm phổ, sai Lao Đức Nặc giám sát gã và sau đó ra thông báo đuổi gã ra khỏi phái Hoa Sơn vì tội "kết giao với Ma giáo" (Điền Bá Quang). Sự thật là Nhạc Bất Quần đã cướp đoạt tấm cà sa có chép Tịch tà kiếm phổ của họ Lâm. Lão nuôi tham vọng lên ngôi Minh chủ Ngũ Nhạc kiếm phái để từ đó lập ra Ngũ Nhạc phái (bỏ chữ kiếm) và sử dụng Lệnh Hồ Xung như một con cờ thí để đánh lạc hướng của các địch thủ khác. Biết Tả Lãnh Thiền, chưởng môn phái Tung Sơn, cũng có tham vọng như mình, đưa Lao Đức Nặc vào nằm vùng trong phái Hoa Sơn, nên lão đã chép bản kiếm phổ giả, tạo điều kiện cho Lao Đức Nặc đánh cắp về cho Tả Lãnh Thiền luyện chơi.
Kiếm phổ giả và kiếm phổ thật khác nhau ở chỗ nào? Đó là một câu ghi trên kiếm phổ: "Võ lâm xưng hùng. Dẫn đao tự cung" (Muốn xưng hùng võ lâm, phải biết lấy đao tự thiến). Đúng như lời Lâm Chấn Nam di chúc: "Bất luận là ai cũng không được cởi mở ra coi mà sinh tai hoạ ghê gớm". Lâm Viễn Đồ (tức Viễn Đồ Công) ông nội của Lâm Chấn Nam, có con rồi mới luyện Tịch tà kiếm phổ. Khi dặn Lệnh Hồ Xung nói lại với Lâm Bình Chi câu ấy, ông Lâm Chấn Nam chỉ lo con trai mình nóng lòng trả thù cho cha mẹ, phải "dẫn đao tự cung" thì dòng họ Lâm phải tuyệt tự. Nhạc Bất Quần chép "tặng" Tả Lãnh Thiền cả bộ kiếm phổ, chỉ không chép câu "Dẫn đao tự cung" cho nên kiếm phổ của Tả Lãnh Thiền luyện là giả! Riêng Nhạc Bất Quần có kiếm phổ là lão "dẫn dao tự cung" mặc dù lão chỉ có Nhạc Linh San là con gái duy nhất. Mà với nhà nho ngày trước "Bất hiếu hữu tam,vô hậu vi đại" (bất hiếu có ba điều, trong đó không có con trai nối dõi là điều bất hiếu lớn nhất). Biết là như thế nhưng tham vọng của Nhạc Bất Quần lớn quá, lão quyết tự làm cho mình tuyệt tự.
Lệnh Hồ Xung lưu lạc giang hồ, kết bạn với một cô gái cực kỳ xinh đẹp. Cô gái ấy là Nhậm Doanh Doanh, con gái của Nhậm Ngã Hành, giáo chủ Triêu dương thần giáo (tức Ma giáo). Anh bị trọng thương mất hết công lực; Doanh Doanh phải cõng anh lên chùa Thiếu Lâm chịu để cho các nhà sư cầm tù mình để các nhà sư cứu mạng Lệnh Hồ Xung. Lệnh Hồ Xung được khỏi bệnh. Khi hiểu ra mối thâm tình của Doanh Doanh, anh quyết cùng bọn hào sĩ giang hồ tiến lên chùa Thiếu Lâm đòi thả Doanh Doanh ra.
Trong buổi gặp gỡ tại chùa Thiếu Lâm, lần đầu tiên trong đời, Lệnh Hồ Xung rút kiếm ra đấu với sư phụ. Độc Cô cửu kiếm của anh hơn hẳn Hoa Sơn kiếm pháp của Nhạc Bất Quần. Nhạc Bất Quần sử đi sử lại ba chiêu Lãng tử hồi đầu (chàng lãng tử quay đầu lại), Thương tùng nghênh khách (những cây tùng xanh đón khách) và Tiêu Sử thừa long (Tiêu Sử cưỡi rồng mà bay). Ý của Nhạc Bất Quần đã rõ: lão khuyên Lệnh Hồ Xung nên trở về phái Hoa Sơn và lão sẽ gả Nhạc Linh San cho Lệnh Hồ Xung để Lệnh Hồ Xung có thể ung dung khoái hoạt như Tiêu Sử cưỡi rồng mà bay. Lệnh Hồ Xung nào không hiểu ý sư phụ. Nhưng anh dứt khoát phải cứu mạng Nhậm Doanh Doanh. Và đây cũng là lần đẩu tiên trong đời, kiếm pháp do Phong Thanh Dương phe Kiếm tông truyền thụ thắng lợi trước kiếm pháp phe Khí tông của Nhạc Bất Quần. Nhạc Bất Quần giận lắm, lão đá Lệnh Hồ Xung một cước và cái đá khiến lão gãy xương cẳng chân.
Thực ra, chuyện gãy chân chỉ là một màn kịch tuyệt khéo mà chỉ có Nhạc Bất Quần mới nghĩ ra được. Lúc bấy giờ, lão đang đấu trước mặt Tả Lãnh Thiền, kẻ thù chính sau này của lão. Lão chưa tiện giở Tịch tà kiếm pháp ăn cắp của họ Lâm ra mà chỉ dùng Hoa Sơn kiếm pháp. Khi Hoa Sơn kiếm pháp bị Lệnh Hồ Xung đánh bại, lão nổi nóng đá Lệnh Hồ Xung nhưng công lực của Lệnh Hồ Xung chưa đủ để khiến chân lão phải gãy. Chuyện gãy chân đó là do lão tự vận công mà làm gãy để cho Tả Lãnh Thiền phải mất cảnh giác, cho rằng công lực của lão không đáng kể. Quả nhiên, Tả Lãnh Thiền đã rơi vào bẫy khổ nhục kế của Nhạc Bất Quần.
Vâng, mọi âm mưu thủ đoạn của Nhạc Bất Quần đều được tiến hành rất khéo, dưới một bộ mặt nhân danh người quân tử, khiến mọi người hiểu lầm. Nhưng duy nhất có một người hiểu rõ mưu đồ của lão. Người đó là bà Ninh Trung Tắc, vợ của Nhạc Bất Quần. Hơn ai hết, bà biết chồng đã "dẫn đao tự cung" để luyện Tịch tà kiếm phổ vì từ khi luyện kiếm phổ, lão không hề chăn gối với bà! Nguy hiểm hơn, bà khám phá ra tâm tình lão đang biến đổi, trở thành người ái nam ái nữ, độc ác, thủ đoạn. Sáng nào, khi rũ chăn, bà cũng thấy những sợi râu của chồng rụng, và tiếng nói của lão ngày càng trở nên eo éo, do sự biến đổi phái tính. Bà khuyên lão đừng vu cáo Lệnh Hồ Xung nữa, từ bỏ giấc mộng làm minh chủ Ngũ nhạc phái và vứt bỏ tấm áo cà sa có chép Tịch tà kiếm phổ của dòng họ Lâm. Giả vờ nghe lời vợ, Nhạc Bất Quần vứt tấm áo cà sa xuống thung lũng núi Hoa Sơn.
Nhưng tấm áo cà sa đó đã không mất. Có một người đã nhặt được tấm áo đó sau nhiều năm rình rập ở căn phòng của Nhạc Bất Quần. Người đó là Lâm Bình Chi, con của ông bà Lâm Chấn Nam. Bình Chi đã nghi sư phụ đoạt được tấm áo cà sa của nhà mình và đã luyện được Tịch tà kiếm pháp của nhà mình. Hắn âm thầm theo dõi thầy và chụp được tấm áo cà sa bị vứt bỏ. Thế là quên mất lời dặn dò của cha, hắn vội vã "dẫn đao tự cung" ngay khi mới mười chín tuổi để luyện Tịch tà kiếm phổ!
Một ngày nhìn ra hẻm núi, Nhạc Bất Quần không còn thấy tấm áo cà sa nữa. Lão biết có một ai đó đã lấy được kiếm phổ và "ai đó" chính là Lâm Bình Chi. Lão đánh tiếp một bước cờ thật cao: gả Nhạc Linh San, con gái yêu của lão cho Lâm Bình Chi. Vài đêm sau, lão dò hỏi Nhạc Linh San, hỏi con gái có "hạnh phúc" không. Nhạc Linh San nói dối lão rằng cô rất hạnh phúc. Thực ra từ khi "dẫn đao tự cung", Lâm Bình Chi đã trở thành một tay thái giám thì còn làm ăn gì được. Đêm nào hắn cũng ngủ riêng và thù ghét Nhạc Linh San ra mặt.Chính câu nói dối của Nhạc Linh San đã cứu mạng gã Lâm Bình Chi. Nếu cô nói rằng sau sau ngày cưới, Lâm Bình Chi chưa hề làm chồng cô đêm nào thì Nhạc Bất Quần sẽ biết ngay là Lâm Bình Chi đã luyện Tịch tà kiếm phổ và đã giết Lâm Bình Chi rồi.
Bộ mặt thật của Nhạc Bất Quần chỉ hiện ra trong lần đại hội Ngũ nhạc kiếm phái trên ngọn Tung Sơn. Lão đẵ sử dụng Tịch tà kiếm pháp thứ thiệt đánh với Tịch tà kiếm pháp giả mạo của Tả Lãnh Thiền, đâm mù được đôi mắt Tả Lãnh Thiền bằng những ngón tay dịu dàng như thủ pháp một cô gái đang dùng kim thêu. Lão lên ngôi minh chủ Ngũ nhạc phái, đúng như dự kiến ban đầu. Bấy giờ, Lệnh Hồ Xung đã trở thành chưởng môn phái Hằng Sơn; lại được lão o bế, vỗ về khác xa với ngày đuổi Lệnh Hồ Xung ra khỏi môn phái. Bằng cái nhãn giới của người nhạy cảm, Doanh Doanh đã nói nhỏ vào tai tình lang Lệnh Hồ Xung ba tiếng nhận xét về Nhạc Bất Quần: "Nguỵ quân tử". Và chỉ đến lúc ấy Lệnh Hồ Xung mới cảm thấy cụm từ trên thật phù hợp với con người mà anh đã từng yêu mến, kính ngưỡng bấy lâu nay.
Mọi chuyện về cuộc đời Nhạc Bất Quần kết thúc đúng như tinh thần chung của tiểu thuyết phương Đông: kẻ gieo gió phải gặt bão. Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần trở thành một kẻ mất hết nhân tính, bỏ vợ, bỏ con, xa lánh học trò, rượt đuổi theo giấc mơ trở thành minh chủ võ lâm Trung Hoa. Nhưng than ôi, Tịch tà kiếm pháp của hắn không thể thắng được Độc Cô cửu kiếm mà Phong Thanh Dương đã truyền thụ cho Lệnh Hồ Xung. Để trừ hậu hoạ cho tình lang, Nhậm Doanh Doanh bóp mũi Nhạc Bất Quần, buộc lão phải há miệng uống một viên Tam thi não thần đan, thứ thuốc độc dùng để khống chế kẻ khác của Triêu Dương thần giáo. Cuối cùng lão bị tiểu ni cô Nghi Lâm đâm một kiếm qua đời. Còn Lâm Bình Chi, một kẻ tiểu nguỵ quân tử, phong cách ung dung nho nhã đúng y khuôn Nhạc Bất Quần sư phụ? Hắn cũng nổi điên, giết vợ là Nhạc Linh San. Đôi mắt bị đui mù, hắn theo Lao Đức Nặc về với Tả Lãnh Thiền. Giấc mơ Tịch tà kiếm phổ tàn lụi và thay vào đó là tiếng đàn sáo hài hoà trung chính của bộ cầm phổ-tiêu phổ Tiếu ngạo giang hồ trỗi lên.
Năm 1996, trả lời câu hỏi của nhà báo Lê Văn Nghĩa trên tạp chí Kiến thức ngày nay, nhà báo Trần Bạch Đằng phát biểu, đại ý: nếu trên một hòn đảo cô độc, ông sẽ đem theo bộ Tiếu ngạo giang hồ để làm bạn vì ông rất ghét Nhạc Bất Quần và yêu Lệnh Hồ Xung. Suy nghĩ của ông Trần Bạch Đằng cũng là suy nghĩ của thế hệ độc giả đọc Tiếu ngạo giang hồ. Nhưng than ôi, giữa cuộc sống của chúng ta, những tay "Quân tử kiếm" cỡ Nhạc Bất Quần còn khá bộn!
Suy từ đạo lí trong võ thuật ấy ra với cuộc đời, có thể hiểu rằng: Trừ khi ta không làm những việc khuất tất thì thôi. Còn nếu đã làm thì tất để lại dấu vết, tất có người nhìn ra bộ mặt thật cho dù bộ mặt ấy có giấu dưới vỏ bọc kín kẽ như thế nào đi nữa. Và sẽ trả giá cho việc xấu đã làm, không sớm thì muộn.
Họ Nhạc tưởng rằng mọi hành động của mình có thể qua mặt được tất cả nhưng gã đã nhầm. Lâm Bình Chi vì mục đích trả thù đã trở thành một bản sao hoàn hảo của họ Nhạc. Và chính bọn chúng đã tự vạch mặt nhau.
Nhạc Bất Quần dùng con gái để làm mồi nhử để đoạt Tịch tà kiếm phổ thì Lâm Bình Chi cũng dùng chính người thiếu nữ tội nghiệp ấy để che mắt họ Nhạc. Dù đã vung đao tự hoạn, Lâm Bình Chi vẫn cưới Nhạc Linh San, vẫn tỏ ra là người đạo mạo như “nhạc phụ” của hắn. Cho đến lúc trên Tung Sơn, chính Lâm Bình Chi đã vạch bộ mặt giả dối của Nhạc Bất Quần và của chính bản thân khi đọc câu đầu tiên trong Tịch tà kiếm phổ: “Muốn luyện kiếm pháp này, phải vung đao tự hoạn trước!”.
Họ Nhạc dùng con gái làm quân cờ, ép phu nhân phải chết thì họ Lâm đã một kiếm kết thúc cuộc đời Nhạc Linh San để làm quà ra mắt Tả Lãnh Thiền.
Thật là đáng ghê tởm cho những tên “ngụy quân tử”. Và cũng thật tội nghiệp cho những người không nhận ra được chân giá trị của hạng người ấy để rồi phải ngậm ngùi ấm ức.
Bản chất là cái không bao giờ thay đổi. Khi đã lộ diện là một tên tiểu nhân, họ Nhạc đã không ngần ngại bức chết vợ, dồn Lệnh Hồ Xung vào chỗ chết.
Lòng tham không đáy và thủ đoạn vô biên, họ Nhạc nhiều lần muốn giết Lệnh Hồ Xung nhưng đều bị đánh bại bởiĐộc cô cửu kiếm và phải uống Tam thi não thần đan của Nhậm Doanh Doanh.
Họ Nhạc là con người của thủ đoạn. Dù đã không còn là người hoàn chỉnh, đã uống đọc dược nhưng họ Nhạc vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu xưng bá võ lâm của mình. Họ Nhạc đã tìm cách mượn tay Tả Lãnh Thiền – Lâm Bình Chi tiêu diệt cao thủ các phái trong sơn động, trong đó có cả Lệnh Hồ Xung. Sự việc bất thành, họ Nhạc lại ám toán Lệnh Hồ Xung, lần này hắn thành công nhưng cũng chính lúc đó, gã bị ni cô Nghi Lâm của phái Hằng Sơn kết liễu số phận của một tên đại gian đại ác.
Phàm là người sống ở trên đời, nên sống thật với bản chất của mình. Dù có che giấu tài giỏi đến mấy rồi có lúc bản chất cũng bị phát hiện. Đọc Tiếu ngạo giang hồ, độc giả có thể có đôi chút cảm tình với tên đại dâm tặc Điền Bá Quang hay nhưng người trong ma giáo – không điều ác nào là không làm – bởi những kẻ ấy sống với đúng bản chất của mình. Còn những như Tả Lãnh Thiền -kẻ tiểu nhân giấu mặt; Nhạc Bất Quần – ngụy quân tử;... thì ai cũng cảm thấy căm tức.
Sống trên đời cứ như nước chảy mây trôi thì hơn, tranh tranh đấu đấu để làm gì? Đời người có là bao.
**************************
CHÂN DUNG NHẠC BẤT QUẦN (VŨ ĐỨC SAO BIỂN)
Về ngoại hình, Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần là một "thư sinh có năm chòm râu dài, mặt đẹp như mặt ngọc, chính khí hiên ngang khiến người phải đem lòng ngưỡng mộ". Con người ấy đã trên sáu mươi tuổi nhưng nhờ tu luyện nội công nên nhìn qua, chỉ mới như cỡ bốn mươi. Ngoại hiệu của y là Quân tử kiếm cho nên không bao giờ đánh lén, đánh sau lưng người khác, ăn nói mực thước, không bao giờ lên tiếng tranh biện với ai. Ngược với cái tên Nhạc Bất Quần (không chơi với ai), y kết giao với rất nhiều bạn hào sĩ giang hồ chính phái.
Về tài năng, con người ấy là sư tôn một danh môn, có môn Tử hà công thâm hậu, sáng lập ra một Hoa Sơn kiếm pháp lấy nội công làm căn cơ, học và thấm nhuần những tư tưởng của người quân tử trong triết học đạo Nho, trở thành biểu tượng đẹp đẽ của chính phái, ghét tà phái và bọn tàn ác như kẻ cừu thù. Mỗi khi Nhạc Bất Quần xuất hiện trong phần đầu của Tiếu ngạo giang hồ, Kim Dung thường dùng hai chữ "tiên sinh" để ca ngợi Nhạc Bất Quần.
Thế nhưng, toàn bộ những hào quang trên đây chỉ là những điều trá nguỵ, giả tạo. Từng bước, từng bước một, Kim Dung đã lột mặt nạ của Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần, chỉ ra cho chúng ta thấy tính cách tàn bạo, thủ đoạn độc ác, âm mưu thâm hiểm của nhân vật này. Kim Dung xây dựng y như một hình mẫu "ngụy quân tử", loại người nguy hiểm và khó đối phó hơn cả "chân tiểu nhân". Tôi đã đọc 12 bộ tiểu thuyết của Kim Dung và thật sự kinh sợ nhân vậy nguỵ - Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần. Những âm mưu, thủ đoạn của Nhạc Bất Quần vượt xa những tư duy thông minh của những cái đầu thông tuệ nhất.
Nắm được nguồn tin phái Thanh Thành của Dư Thương Hải sắp tấn công Phước Oai tiêu cục ở Phúc Châu, Nhạc Bất Quần lẳng lặng cho nhị đệ tử Lao Đức Nặc dẫn con gái mình là Nhạc Linh San xuống Phúc Châu mở một quán rượu để theo dõi tình hình. Biết nhị đệ tử Lao Đức Nặc là đệ tử của Tả Lãnh Thiền chưởng môn phái Tung Sơn, vào "nằm vùng" trong nội bộ phái Hoa Sơn của mình, Nhạc Bất Quần vẫn làm ngơ như chẳng biết, lại còn giả vờ tin tưởng Lao Đức Nặc, giao cho hắn những nhiệm vụ khác. Đợi cho phái Thanh Thành tàn sát hết Phước Oai tiêu cục, bắt ông bà Lâm Chấn Nam đưa về núi Hành Sơn để tra hỏi cho ra bộ Tịch tà kiếm phổ của dòng họ Lâm, Nhạc Bất Quần âm thầm theo dõi. Nguyên Nhạc Bất Quần có một đại đệ tử tính tình rất phóng khoáng tên là Lệnh Hồ Xung. Lệnh Hồ Xung vì cứu nàng Nghi Lâm - một nữ ni cô thuộc phái Hằng Sơn nên phải kết giao với một tay thanh danh tàn tạ là Điền Bá Quang. Trong một dịp tình cờ, Lệnh Hồ Xung được nghe hai vị Lưu Chính Phong của phái Hành Sơn (chính phái) tấu nhạc cùng một người bạn là Khúc Dương trưởng lão của Ma giáo. Trước khi họ chết, họ đã tặng cho Lệnh Hồ Xung bộ cầm phổ và tiêu phổ Tiếu ngạo giang hồ. Lệnh Hồ Xung lại gặp và nhận lời di chúc của ông bà Lâm Chấn Nam trước khi chết: "Xin Lệnh Hồ Xung hiền điệt báo cho con ta hay dưới hầm một căn nhà cũ trong ngõ Hướng Dương có vật gì thì đó là vật tổ truyền của nhà họ Lâm, cần phải giữ gìn cho cẩn thận. Tằng tổ y là Viễn Đồ Công có để lại lời giáo huấn hết thảy con cháu bất luận là ai cũng không được mở coi mà sinh tai hoạ ghê gớm". Vật đó chính là Tịch tà kiếm phổ, một kiếm phổ ác độc của dòng họ Lâm!
Lâm Bình Chi, con trai của ông bà Lâm Chấn Nam, đi từ Phúc Châu lên Hành Sơn tìm kiếm cha mẹ. Đợi cho Lâm Bình Chi lâm nguy, Nhạc Bất Quần mới ra tay giải cứu, và nhận gã làm đệ tử của phái Hoa Sơn. Nhân danh luật lệ của phái Hoa Sơn, Nhạc Bất Quần còn ra lệnh biệt giam đại để tử Lệnh Hồ Xung trên ngọn Ngọc Nữ phong. Ở đó, Lệnh Hồ Xung học được Hoa Sơn kiếm pháp với thái sư thúc tổ Phong Thanh Dương và học được đường Độc Cô cửu kiếm oai trấn giang hồ. Loại kiếm pháp này đi ngược lại kiếm pháp của Nhạc Bất Quần: lấy kiếm thế như nước chảy mây trôi làm căn cơ (kiếm tông) trong khi Nhạc Bất Quần lấy nội công làm căn cơ (khí tông).
Biết được điều ấy, Nhạc Bất Quần vu cáo Lệnh Hồ Xung đã lấy được Tịch tà kiếm phổ, sai Lao Đức Nặc giám sát gã và sau đó ra thông báo đuổi gã ra khỏi phái Hoa Sơn vì tội "kết giao với Ma giáo" (Điền Bá Quang). Sự thật là Nhạc Bất Quần đã cướp đoạt tấm cà sa có chép Tịch tà kiếm phổ của họ Lâm. Lão nuôi tham vọng lên ngôi Minh chủ Ngũ Nhạc kiếm phái để từ đó lập ra Ngũ Nhạc phái (bỏ chữ kiếm) và sử dụng Lệnh Hồ Xung như một con cờ thí để đánh lạc hướng của các địch thủ khác. Biết Tả Lãnh Thiền, chưởng môn phái Tung Sơn, cũng có tham vọng như mình, đưa Lao Đức Nặc vào nằm vùng trong phái Hoa Sơn, nên lão đã chép bản kiếm phổ giả, tạo điều kiện cho Lao Đức Nặc đánh cắp về cho Tả Lãnh Thiền luyện chơi.
Kiếm phổ giả và kiếm phổ thật khác nhau ở chỗ nào? Đó là một câu ghi trên kiếm phổ: "Võ lâm xưng hùng. Dẫn đao tự cung" (Muốn xưng hùng võ lâm, phải biết lấy đao tự thiến). Đúng như lời Lâm Chấn Nam di chúc: "Bất luận là ai cũng không được cởi mở ra coi mà sinh tai hoạ ghê gớm". Lâm Viễn Đồ (tức Viễn Đồ Công) ông nội của Lâm Chấn Nam, có con rồi mới luyện Tịch tà kiếm phổ. Khi dặn Lệnh Hồ Xung nói lại với Lâm Bình Chi câu ấy, ông Lâm Chấn Nam chỉ lo con trai mình nóng lòng trả thù cho cha mẹ, phải "dẫn đao tự cung" thì dòng họ Lâm phải tuyệt tự. Nhạc Bất Quần chép "tặng" Tả Lãnh Thiền cả bộ kiếm phổ, chỉ không chép câu "Dẫn đao tự cung" cho nên kiếm phổ của Tả Lãnh Thiền luyện là giả! Riêng Nhạc Bất Quần có kiếm phổ là lão "dẫn dao tự cung" mặc dù lão chỉ có Nhạc Linh San là con gái duy nhất. Mà với nhà nho ngày trước "Bất hiếu hữu tam,vô hậu vi đại" (bất hiếu có ba điều, trong đó không có con trai nối dõi là điều bất hiếu lớn nhất). Biết là như thế nhưng tham vọng của Nhạc Bất Quần lớn quá, lão quyết tự làm cho mình tuyệt tự.
Lệnh Hồ Xung lưu lạc giang hồ, kết bạn với một cô gái cực kỳ xinh đẹp. Cô gái ấy là Nhậm Doanh Doanh, con gái của Nhậm Ngã Hành, giáo chủ Triêu dương thần giáo (tức Ma giáo). Anh bị trọng thương mất hết công lực; Doanh Doanh phải cõng anh lên chùa Thiếu Lâm chịu để cho các nhà sư cầm tù mình để các nhà sư cứu mạng Lệnh Hồ Xung. Lệnh Hồ Xung được khỏi bệnh. Khi hiểu ra mối thâm tình của Doanh Doanh, anh quyết cùng bọn hào sĩ giang hồ tiến lên chùa Thiếu Lâm đòi thả Doanh Doanh ra.
Trong buổi gặp gỡ tại chùa Thiếu Lâm, lần đầu tiên trong đời, Lệnh Hồ Xung rút kiếm ra đấu với sư phụ. Độc Cô cửu kiếm của anh hơn hẳn Hoa Sơn kiếm pháp của Nhạc Bất Quần. Nhạc Bất Quần sử đi sử lại ba chiêu Lãng tử hồi đầu (chàng lãng tử quay đầu lại), Thương tùng nghênh khách (những cây tùng xanh đón khách) và Tiêu Sử thừa long (Tiêu Sử cưỡi rồng mà bay). Ý của Nhạc Bất Quần đã rõ: lão khuyên Lệnh Hồ Xung nên trở về phái Hoa Sơn và lão sẽ gả Nhạc Linh San cho Lệnh Hồ Xung để Lệnh Hồ Xung có thể ung dung khoái hoạt như Tiêu Sử cưỡi rồng mà bay. Lệnh Hồ Xung nào không hiểu ý sư phụ. Nhưng anh dứt khoát phải cứu mạng Nhậm Doanh Doanh. Và đây cũng là lần đẩu tiên trong đời, kiếm pháp do Phong Thanh Dương phe Kiếm tông truyền thụ thắng lợi trước kiếm pháp phe Khí tông của Nhạc Bất Quần. Nhạc Bất Quần giận lắm, lão đá Lệnh Hồ Xung một cước và cái đá khiến lão gãy xương cẳng chân.
Thực ra, chuyện gãy chân chỉ là một màn kịch tuyệt khéo mà chỉ có Nhạc Bất Quần mới nghĩ ra được. Lúc bấy giờ, lão đang đấu trước mặt Tả Lãnh Thiền, kẻ thù chính sau này của lão. Lão chưa tiện giở Tịch tà kiếm pháp ăn cắp của họ Lâm ra mà chỉ dùng Hoa Sơn kiếm pháp. Khi Hoa Sơn kiếm pháp bị Lệnh Hồ Xung đánh bại, lão nổi nóng đá Lệnh Hồ Xung nhưng công lực của Lệnh Hồ Xung chưa đủ để khiến chân lão phải gãy. Chuyện gãy chân đó là do lão tự vận công mà làm gãy để cho Tả Lãnh Thiền phải mất cảnh giác, cho rằng công lực của lão không đáng kể. Quả nhiên, Tả Lãnh Thiền đã rơi vào bẫy khổ nhục kế của Nhạc Bất Quần.
Vâng, mọi âm mưu thủ đoạn của Nhạc Bất Quần đều được tiến hành rất khéo, dưới một bộ mặt nhân danh người quân tử, khiến mọi người hiểu lầm. Nhưng duy nhất có một người hiểu rõ mưu đồ của lão. Người đó là bà Ninh Trung Tắc, vợ của Nhạc Bất Quần. Hơn ai hết, bà biết chồng đã "dẫn đao tự cung" để luyện Tịch tà kiếm phổ vì từ khi luyện kiếm phổ, lão không hề chăn gối với bà! Nguy hiểm hơn, bà khám phá ra tâm tình lão đang biến đổi, trở thành người ái nam ái nữ, độc ác, thủ đoạn. Sáng nào, khi rũ chăn, bà cũng thấy những sợi râu của chồng rụng, và tiếng nói của lão ngày càng trở nên eo éo, do sự biến đổi phái tính. Bà khuyên lão đừng vu cáo Lệnh Hồ Xung nữa, từ bỏ giấc mộng làm minh chủ Ngũ nhạc phái và vứt bỏ tấm áo cà sa có chép Tịch tà kiếm phổ của dòng họ Lâm. Giả vờ nghe lời vợ, Nhạc Bất Quần vứt tấm áo cà sa xuống thung lũng núi Hoa Sơn.
Nhưng tấm áo cà sa đó đã không mất. Có một người đã nhặt được tấm áo đó sau nhiều năm rình rập ở căn phòng của Nhạc Bất Quần. Người đó là Lâm Bình Chi, con của ông bà Lâm Chấn Nam. Bình Chi đã nghi sư phụ đoạt được tấm áo cà sa của nhà mình và đã luyện được Tịch tà kiếm pháp của nhà mình. Hắn âm thầm theo dõi thầy và chụp được tấm áo cà sa bị vứt bỏ. Thế là quên mất lời dặn dò của cha, hắn vội vã "dẫn đao tự cung" ngay khi mới mười chín tuổi để luyện Tịch tà kiếm phổ!
Một ngày nhìn ra hẻm núi, Nhạc Bất Quần không còn thấy tấm áo cà sa nữa. Lão biết có một ai đó đã lấy được kiếm phổ và "ai đó" chính là Lâm Bình Chi. Lão đánh tiếp một bước cờ thật cao: gả Nhạc Linh San, con gái yêu của lão cho Lâm Bình Chi. Vài đêm sau, lão dò hỏi Nhạc Linh San, hỏi con gái có "hạnh phúc" không. Nhạc Linh San nói dối lão rằng cô rất hạnh phúc. Thực ra từ khi "dẫn đao tự cung", Lâm Bình Chi đã trở thành một tay thái giám thì còn làm ăn gì được. Đêm nào hắn cũng ngủ riêng và thù ghét Nhạc Linh San ra mặt.Chính câu nói dối của Nhạc Linh San đã cứu mạng gã Lâm Bình Chi. Nếu cô nói rằng sau sau ngày cưới, Lâm Bình Chi chưa hề làm chồng cô đêm nào thì Nhạc Bất Quần sẽ biết ngay là Lâm Bình Chi đã luyện Tịch tà kiếm phổ và đã giết Lâm Bình Chi rồi.
Bộ mặt thật của Nhạc Bất Quần chỉ hiện ra trong lần đại hội Ngũ nhạc kiếm phái trên ngọn Tung Sơn. Lão đẵ sử dụng Tịch tà kiếm pháp thứ thiệt đánh với Tịch tà kiếm pháp giả mạo của Tả Lãnh Thiền, đâm mù được đôi mắt Tả Lãnh Thiền bằng những ngón tay dịu dàng như thủ pháp một cô gái đang dùng kim thêu. Lão lên ngôi minh chủ Ngũ nhạc phái, đúng như dự kiến ban đầu. Bấy giờ, Lệnh Hồ Xung đã trở thành chưởng môn phái Hằng Sơn; lại được lão o bế, vỗ về khác xa với ngày đuổi Lệnh Hồ Xung ra khỏi môn phái. Bằng cái nhãn giới của người nhạy cảm, Doanh Doanh đã nói nhỏ vào tai tình lang Lệnh Hồ Xung ba tiếng nhận xét về Nhạc Bất Quần: "Nguỵ quân tử". Và chỉ đến lúc ấy Lệnh Hồ Xung mới cảm thấy cụm từ trên thật phù hợp với con người mà anh đã từng yêu mến, kính ngưỡng bấy lâu nay.
Mọi chuyện về cuộc đời Nhạc Bất Quần kết thúc đúng như tinh thần chung của tiểu thuyết phương Đông: kẻ gieo gió phải gặt bão. Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần trở thành một kẻ mất hết nhân tính, bỏ vợ, bỏ con, xa lánh học trò, rượt đuổi theo giấc mơ trở thành minh chủ võ lâm Trung Hoa. Nhưng than ôi, Tịch tà kiếm pháp của hắn không thể thắng được Độc Cô cửu kiếm mà Phong Thanh Dương đã truyền thụ cho Lệnh Hồ Xung. Để trừ hậu hoạ cho tình lang, Nhậm Doanh Doanh bóp mũi Nhạc Bất Quần, buộc lão phải há miệng uống một viên Tam thi não thần đan, thứ thuốc độc dùng để khống chế kẻ khác của Triêu Dương thần giáo. Cuối cùng lão bị tiểu ni cô Nghi Lâm đâm một kiếm qua đời. Còn Lâm Bình Chi, một kẻ tiểu nguỵ quân tử, phong cách ung dung nho nhã đúng y khuôn Nhạc Bất Quần sư phụ? Hắn cũng nổi điên, giết vợ là Nhạc Linh San. Đôi mắt bị đui mù, hắn theo Lao Đức Nặc về với Tả Lãnh Thiền. Giấc mơ Tịch tà kiếm phổ tàn lụi và thay vào đó là tiếng đàn sáo hài hoà trung chính của bộ cầm phổ-tiêu phổ Tiếu ngạo giang hồ trỗi lên.
Năm 1996, trả lời câu hỏi của nhà báo Lê Văn Nghĩa trên tạp chí Kiến thức ngày nay, nhà báo Trần Bạch Đằng phát biểu, đại ý: nếu trên một hòn đảo cô độc, ông sẽ đem theo bộ Tiếu ngạo giang hồ để làm bạn vì ông rất ghét Nhạc Bất Quần và yêu Lệnh Hồ Xung. Suy nghĩ của ông Trần Bạch Đằng cũng là suy nghĩ của thế hệ độc giả đọc Tiếu ngạo giang hồ. Nhưng than ôi, giữa cuộc sống của chúng ta, những tay "Quân tử kiếm" cỡ Nhạc Bất Quần còn khá bộn!