Dạy học văn: hãy bắt
đầu từ nhan đề tác phẩm
Từ thực tế giảng dạy,
chúng tôi nhận thấy có nhiều con đường để tiếp cận với những giá trị của tác
phẩm, trong đó có một phương pháp khá đơn giản và hữu hiệu là tiếp cận từ chính
nhan đề của tác phẩm.
Nhà thơ Xuân Diệu đã có lần phát biểu đại ý
các nhà văn khi đặt tên cho tác phẩm cũng trăn trở như cha mẹ đặt tên cho con.
Thật vậy, quá trình sáng tạo cũng “mang nặng đẻ đau”, khi “đứa con tinh thần”
ra đời nhà văn cũng có niềm vui sướng, hạnh phúc như người mẹ người cha vừa có
thêm một đứa con; rồi “đứa con tinh thần” ấy còn khiến nhà văn phải bận tâm
nhiều, chăm chút sau mỗi lần tái bản. Và có “đứa con tinh thần” đem lại cho cha
mẹ vinh quang, hạnh phúc, nhưng cũng có không ít nhà văn lao đao khốn khổ vì
“đứa con tinh thần” của mình.
Trong các đề thi tuyển sinh vào đại học, cao
đẳng và thi tốt nghiệp THPT cũng đã không ít lần đề cập ý nghĩa nhan đề tác
phẩm. Ví dụ: “Giải thích ý nghĩa nhan đề “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành”;
“Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao đã mấy lần đổi tên? Ý nghĩa của những tên
gọi ấy?”, “Giải thích ý nghĩa nhan đề và lời đề từ bài thơ “Tiếng hát con tàu”
của Chế Lan Viên…
Nhan đề của tác phẩm là một tín hiệu
nghệ thuật quan trọng, nhưng một số GV vẫn còn coi nhẹ, bỏ qua yếu tố này.
Chúng tôi trong quá trình giảng dạy luôn lưu ý học sinh tìm hiểu ý nghĩa nhan
đề của tác phẩm. Đây là một cách hay để tạo sự chú ý, kích thích hứng thú của
các em. Đối với những nhan đề đặc sắc, có ý nghĩa bao quát chủ đề của tác phẩm
như “Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh” của Nguyễn Khuyến, “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố,
“Đôi mắt” của Nam Cao, “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, “Bác ơi!”
của Tố Hữu..chúng tôi luôn dành một lượng thời gian thích đáng để hướng dẫn học
sinh giải mã. Ngay cả những nhan đề có vẻ bình thường như “Tấm Cám”
(truyện cổ tích), chúng tôi cũng tìm ra được thông tin có ý nghĩa. Ví dụ: Tại
sao tác giả dân gian lại đặt nhan đề là “Tấm-Cám” chứ không đặt nhan đề “Tấm-Dì
ghẻ”? (vì xung đột chủ yếu của tác phẩm là xung đột giữa Tấm và Cám, chứ không
phải là Tấm và dì ghẻ); rồi tên Tấm và Cám có ý nghĩa gì? (là cách đặt tên con
cái phổ biến của người xưa, đặt tên theo những vật dụng bình thường trong cuộc
sống-“cái kèo cái cột thành tên”; tấm và cám đều là sản phẩm từ hạt
lúa, hàm ý một người cha sinh ra, song lại khác nhau về chất: tấm đáng quý hơn cám…
Như vậy, chỉ một nhan đề có vẻ bình thường đã
gợi mở ra bao điều thú vị, sâu sắc.
“Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài) cũng là một nhan đề
có vẻ bình thường. Song thực ra không phải là không có gì để khai thác: Mị và A
Phủ vốn là những người xa lạ, nhưng do một cảnh ngộ đặc biệt, họ đã đến với
nhau và trở thành “Vợ chồng A Phủ”, quá trình trở thành “vợ chồng” của họ là
một sự vươn lên từ bóng tối đến ánh sáng; hoàn cảnh đen tối dưới ách áp bức của
thống lý Pá Tra khiến họ thành vợ chồng, song chỉ có cách mạng mới đem lại hạnh
phúc bền vững cho họ; điều ấy lí giải vì sao cặp vợ chồng ấy đến với cách mạng
và trung kiên với cách mạng.
Với tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
của Hoàng Phủ Ngọc Tường, người đọc đã mê ngay từ cái nhan đề. Đó là một nỗi
niềm, một sự vương vấn, một cảm xúc bâng khuâng…mang một vẻ đẹp đầy chất thơ.
Với nỗi niềm mê say ấy, tác giả đã dẫn dắt người đọc đi đến tận cùng của tri
thức văn hóa và thẩm mĩ đã tạo nên dòng sông Hương, cái nôi của văn hóa Huế.
“Vợ nhặt” cũng là một nhan đề độc đáo. “Vợ
nhặt” nghĩa là gì? Sao tác giả không gọi là “Nhặt vợ”? Cái khác biệt là ở chỗ:
“nhặt vợ” là một động từ, còn “vợ nhặt” là một danh từ, chỉ một “loại” vợ (bên
cạnh các “loại” vợ khác như: vợ đẹp, vợ
trẻ, vợ ở quê…chẳng hạn). Và đọc xong tác phẩm, người đọc mới thấy hết
được tính chất vừa hài hước, vừa xót xa, bi thảm trong cái nhan đề
ấy.
Ngay cả cách viết của tác giả đối với từng
nhan đề cũng cần được lưu ý. Ví dụ Nguyễn Tuân đã viết hoa chữ “Sông” trong tác
phẩm “Người lái đò Sông Đà”, bởi vì theo cách nhìn của ông, sông Đà không chỉ
là một con sông bình thường mà đã trở thành một “nhân vật” đặc biệt, có cá
tính, phẩm cách riêng; và trong tác phẩm, nhà văn đã nhiều lần sử dụng thủ pháp
nhân hóa để xây dựng hình tượng. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng đã viết hoa chữ
“Đất Nước”, thể hiện hàm ý tôn kính Tổ quốc thiêng liêng. Đối với những tác
phẩm thơ có nhan đề là “Vô đề (“Không đề”) cũng không có nghĩa là không có gì
để nói. Thực ra đây là một thủ pháp dùng cái “không” để diễn tả cái “có”, cái
vô cùng, một thủ pháp gợi mở tâm tư…Mặt khác nhan đề kiểu này thể hiện tình
huống sáng tạo ngẫu nhiên, tức cảnh sinh tình, cũng là một tín hiệu rất đáng
lưu ý.
Nhan đề tác phẩm cũng phản ánh quan niệm văn
hóa, tư tưởng của mỗi thời. Tác phẩm văn học trung đại thường có nhan đề thể
hiện thể loại đặc điểm thể loại: “Hịch tướng sĩ văn” (Trần Quốc Tuấn), “Bình Ngô đại cáo” (Nguyễn Trãi), “Long thành
cầm giả ca” (Nguyễn Du), “Tỳ bà hành” (Bạch Cư Dị)…Có nhiều tác
phẩm có chung một nhan đề như “Cảm hoài”, “Thuật hoài” (đều có nghĩa là “tỏ
lòng’’), thể hiện tính chất “phi ngã”, “vô ngã” của thi pháp văn học trung đại.
Đến thời Thơ mới lãng mạn, nhan đề tác phẩm thể hiện dấu ấn cái Tôi rất rõ nét.
Nhiều người đã phân tích chữ “đây” trong các tác phẩm “Đây thôn Vĩ Giạ” của Hàn
Mặc Tử và “Đây mùa thu tới” thể hiện cảm hứng mời gọi, dâng hiến, khát vọng
giao cảm mãnh liệt…
Đối với trường hợp “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
cũng rất đáng chú ý về phương diện nhan đề. Tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân
có nhan đề là “Kim Vân Kiều truyện” (truyện về Kim Trọng-Thúy Vân-Thúy Kiều, bị
cụ Ngô Đức Kế cho là kém), Nguyễn Du lại đặt cho tác phẩm lục bát thuần Việt
của mình một nhan đề Hán Việt là “Đoạn trường tân thanh” (Tiếng kêu mới về
những nỗi đau đớn như đứt ruột) nghe rất văn chương, “mùi mẫn”, thể hiện tập
trung chủ đề của tác phẩm (Tố Như ơi lệ
chảy quanh thân Kiều-Tố Hữu). Một số bản in vẫn lấy nhan đề của Thanh Tâm
Tài Nhân. Thế nhưng người dân đã gọi tác phẩm theo một cách khác, rất giản dị
là “Truyện Kiều”, hay gọi theo kiểu tối giản là “Kiều” (ngâm Kiều, lẩy Kiều, mê Kiều…) nghĩa là câu chuyện về
nàng Kiều, về cô Thúy Kiều, nhân vật trung tâm, sự thể hiện sinh động của một
“kiếp đoạn trường”. Hầu như mọi người Việt Nam đều biết đến “Truyện Kiều”,
thuộc một vài câu Kiều,
nhưng những người biết tác phẩm còn có một cái tên “gốc” Hán Việt khác,
rất “kêu” là “Đoạn trường tân thanh” thì không nhiều. Đây là một trường hợp “vi
phạm bản quyền nghiêm trọng”, song có lẽ mọi nhà văn đều muốn tác phẩm của mình
bị “vi phạm” như vậy. Bởi với cách “thay bậc đổi ngôi” ấy, tác phẩm của Nguyễn
Du đã bất tử trong lòng nhân
dân.
Trong một số trường hợp, nếu không chú ý đúng
mức đến nhan đề sẽ dẫn đến những ngộ nhận không đáng có về nội dung tác phẩm.
Ví dụ, tác giả SGK Ngữ văn 12 đã khái quát nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn
“Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải thành một nhân vật tiêu biểu cho Hà Nội ngàn
năm văn hiến. Nhưng theo chúng tôi, đó chưa hẳn đã là chủ ý của nhà văn, bởi vì
chính nhà văn đã thể hiện quan điểm tiếp cận của mình ở nhan đề “Một người Hà Nội”-một
góc nhìn mang tính cá nhân, để suy tư, chiêm nghiệm về một con người bình
thường của Hà Nội đã đi qua những chặng thăng trầm của lịch sử đất nước. Rõ
ràng với nhan đề ấy, nhà văn không muốn xây dựng nhân vật theo kiểu “điển
hình”, “người tốt việc tốt”, trở thành đại diện tiêu biểu cho một cái rất to
tát và thiêng liêng là bản sắc văn hóa của thủ đô ngàn năm văn
hiến.
Các đồng nghiệp hãy cùng học sinh bắt đầu khám
phá thế giới nghệ thuật của tác phẩm bằng việc tìm hiểu ý nghĩa nhan đề, có
biết bao nhiêu điều thú vị đang chờ đợi.
Trần Quang Đại
.....................................................
Ý NGHĨA NHAN ĐỀ MỘT SỐ TÁC PHẨM (ST)
2. Ý nhĩa nhan đề “ Chiếc thuyền ngoài xa”
- Là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật. Đó là chiếc thuyền có thật trong cuộc đời, là không gian sinh sống của gia đình người hàng chài. Cuộc sống gia đình; đông con, khó kiếm ăn, cuộc sống túng quẫn là nguyên nhân làm cho người chồng trở nên cục cằn, thô lỗ và biến vợ thành đối tượng của những trận đòn. Những cảnh tượng đó, những thân phận đó nếu nhìn từ xa, ở ngoài xa thì sẽ không thấy được.
- Phùng đã chụp được chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm - một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích, một chân lí của sự toàn thiện. Chiếc thuyền là biểu tượng của sự toàn mỹ mà chiêm nghiệm nó, anh thấy tâm hồn mình trong ngần. Nhưng khi chiếc thuyền đâm thẳng vào bờ, chứng kiến cảnh đánh đập vợ của người đàn ông kia, anh đã kinh ngạc... và vứt chiếc máy ảnh xuống đất. Anh nhận ra rằng, cái đẹp ở ngoài xa kia cũng ẩn chứa nhiều oái oăm, ngang trái và nghịch lí. Nếu không đến gần thì chẳng bao giờ anh nhận ra. Xa và gần, bên ngoài và sâu thẳm...đó cũng là cách nhìn, cách tiếp cận của nghệ thuật chân chính.
3. Ý nghiã nhan đề "Thuốc"
- Thuốc dùng để chữa bệnh lao theo quan niệm mê muội của người Trung Quốc thời bấy giờ.
- Thuốc còn là hình ảnh để thể hiện nhu cầu chữa căn bệnh mê muội, tê liệt của người Trung Quốc.
- Thuốc còn là thứ thuốc chữa căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng tiên phong
.....................................................
Ý NGHĨA NHAN ĐỀ MỘT SỐ TÁC PHẨM (ST)
1. Ý nghĩa nhan đề "Rừng xà nu"
- Ý nghĩa tả thực: chỉ cả một rừng xà nu ở Tây Nguyên với các cây lớn
nhỏ, bị thương rồi sau đó quanh đó vô số những cây con đang mọc lên. Có những
cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê.
- Ý nghĩa tượng trưng: Rừng xà nu là hình ảnh gắn bó máu thịt giữa tác giả và những kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời chiến đấu và viết văn tại chiến trường Tây Nguyên … Rừng xà nu còn là một biểu tượng cho con người Tây Nguyên anh hùng, mà cụ thể trong tác phẩm là nhân dân làng Xô Man với những con người ưu tú: cụ Mết, Tnú, Dít... Bức tranh thiên nhiên rừng xà nu thật hùng vĩ với sức sống mãnh liệt, sinh sôi nảy nở không ngừng, bất chấp đại bác tàn phá mỗi ngày. Qua bức tranh thiên nhiên, tác giả muốn khẳng định con người Tây Nguyên vượt qua đau thương, quật khởi theo Đảng làm cách mạng …Nhan đề Rừng xà nu còn gợi lên chủ đề tác phẩm cũng như cảm hứng sử thi, bi tráng của thiên truyện ngắn đặc sắc này.
- Ý nghĩa tượng trưng: Rừng xà nu là hình ảnh gắn bó máu thịt giữa tác giả và những kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời chiến đấu và viết văn tại chiến trường Tây Nguyên … Rừng xà nu còn là một biểu tượng cho con người Tây Nguyên anh hùng, mà cụ thể trong tác phẩm là nhân dân làng Xô Man với những con người ưu tú: cụ Mết, Tnú, Dít... Bức tranh thiên nhiên rừng xà nu thật hùng vĩ với sức sống mãnh liệt, sinh sôi nảy nở không ngừng, bất chấp đại bác tàn phá mỗi ngày. Qua bức tranh thiên nhiên, tác giả muốn khẳng định con người Tây Nguyên vượt qua đau thương, quật khởi theo Đảng làm cách mạng …Nhan đề Rừng xà nu còn gợi lên chủ đề tác phẩm cũng như cảm hứng sử thi, bi tráng của thiên truyện ngắn đặc sắc này.
2. Ý nhĩa nhan đề “ Chiếc thuyền ngoài xa”
- Là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật. Đó là chiếc thuyền có thật trong cuộc đời, là không gian sinh sống của gia đình người hàng chài. Cuộc sống gia đình; đông con, khó kiếm ăn, cuộc sống túng quẫn là nguyên nhân làm cho người chồng trở nên cục cằn, thô lỗ và biến vợ thành đối tượng của những trận đòn. Những cảnh tượng đó, những thân phận đó nếu nhìn từ xa, ở ngoài xa thì sẽ không thấy được.
- Phùng đã chụp được chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm - một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích, một chân lí của sự toàn thiện. Chiếc thuyền là biểu tượng của sự toàn mỹ mà chiêm nghiệm nó, anh thấy tâm hồn mình trong ngần. Nhưng khi chiếc thuyền đâm thẳng vào bờ, chứng kiến cảnh đánh đập vợ của người đàn ông kia, anh đã kinh ngạc... và vứt chiếc máy ảnh xuống đất. Anh nhận ra rằng, cái đẹp ở ngoài xa kia cũng ẩn chứa nhiều oái oăm, ngang trái và nghịch lí. Nếu không đến gần thì chẳng bao giờ anh nhận ra. Xa và gần, bên ngoài và sâu thẳm...đó cũng là cách nhìn, cách tiếp cận của nghệ thuật chân chính.
3. Ý nghiã nhan đề "Thuốc"
- Thuốc dùng để chữa bệnh lao theo quan niệm mê muội của người Trung Quốc thời bấy giờ.
- Thuốc còn là hình ảnh để thể hiện nhu cầu chữa căn bệnh mê muội, tê liệt của người Trung Quốc.
- Thuốc còn là thứ thuốc chữa căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng tiên phong
à Phanh phui căn
bệnh tinh thần ở mọi người, lưu ý họ tìm phương thuốc để chữa căn bệnh tinh thần ấy cho quốc dân.
4. Ý nghĩa nhan đề "Vợ nhặt"
4. Ý nghĩa nhan đề "Vợ nhặt"
Vợ nhặt của
Kim Lân là một nhan đề độc đáo. Nhan đề là một danh từ gợi hai khái niệm: người
nhặt vợ và người vợ nhặt.
- Ở khái
niệm thứ nhất, ta hình dung đến chuyện cưới vợ - nhặt vợ. Theo quan niệm và
phong tục truyền thống của dân tộc, việc cưới xin là việc hệ trọng của một đời
người, vì thế nó được tiến hành với những nghi lễ trang trọng, thiêng liêng
trong sự tham gia chứng kiến của hai bên họ hàng dâu, rể. Vậy mà nhân vật trong
truyện – anh cu Tràng lại đi nhặt vợ, đưa một người về làm vợ mà không cưới hỏi.
Câu chuyện nhặt vợ của Tràng quả thật đã phản ánh một tình cảnh bi hài, khốn
khổ của người dân nghèo trong nạn đói năm 1945. Trong tình cảnh đói khổ, người
ta đã không thể cưới vợ, hỏi vợ mà đành nhặt vợ. Một chuyện quan trọng trở
thành một chuyện như đùa. Tuy nhiên, cũng chính trong câu chuyện bi hài ấy,
người ta lại thấy ánh lên một khát vọng cao đẹp – khát vọng có một tổ ấm gia
đình, có một tương lai tốt đẹp hơn.
- Khái niệm
thứ hai cho ta liên tưởng đến người được nhặt về làm vợ. Cũng theo quan niệm và
phong tục của dân tộc, người con dâu trong nhà là người có vị trí đặc biệt quan
trọng, vì đó là người gánh vác việc gia đình, duy trì nòi giống cho dòng tộc.
Có vị trí quan trọng như vậy cho nên người về làm dâu được thách cưới, được đón
rước long trọng. Vậy mà người đàn bà trong truyện lại theo không Tràng về làm
vợ chỉ sau hai ba bận tầm phơ tầm phào, sau bốn bát bánh đúc và lời “rủ rê”:
Hay đằng ấy về với tớ một nhà cho vui! Thế mới thấm thía cái thân phận rẻ rúng,
bi đát của con người trong thời buổi đói khát. Có thể, người đàn bà theo không
về làm vợ người ta kia ban đầu cũng chỉ nghĩ đến một chốn nương thân để tránh
cảnh đói khát, không nhà. Nhưng đằng sau quyết định ấy có lẽ là ý nghĩ có vợ có
chồng sẽ giúp con người dễ dàng vượt qua cơn hoạn nạn hơn.
Một nhan đề
gợi những ý nghĩa sâu xa như vậy là một nhan đề độc đáo, thành công!
…Để hiểu một tác
phẩm chúng ta phải giải mã nhan đề của nó. Không hiểu nhan đề Vợ
nhặt đến trước hay sau khi
Kim Lân hoàn thành tác phẩm nhưng đó là một nhan đề độc đáo.
Trước hết, nhan đề Vợ
nhặt có sức khêu gợi sự
chú ý của người đọc. Theo Kim Lân, vợ nhặt là vợ theo không, không cưới xin, lễ
nghĩa gì cả. Đây là nhan đề ít nhiều hàm chứa chất hài hước nhưng ngẫm kỹ lại
nói lên những điều thật sâu xa về thân phận bọt bèo, rẻ rúng của con người. Xưa
nay, lấy vợ lấy chồng là một việc nghiêm túc. Nhưng ở Vợ
nhặt, vợ không phải cưới xin mà nhặt được như nhặt một vật dụng tầm
thường.
Tính chất bất thường của câu chuyện
gắn với nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu. Chính trong bối cảnh nạn đói, Tràng đã
nhặt được thị. Người con gái đến với Tràng chỉ có một cái tên chung là
"thị"nghĩa là một trong số hàng vạn người đói khát đang phiêu bạt
khắp nơi. Ở thị, cái đói đã tàn phá hình hài và tâm tính, phơi bày một ham muốn
trần tục là được ăn. Vì thế, chỉ cần Tràng đồng ý là thị làm một lèo bốn bát
bánh đúc chẳng chuyện trò gì... Cái cách ăn của thị gợi nhớ đến nhân vật bà lão
trong Một bữa no của Nam Cao. Kim
Lân đã chọn được một chi tiết đặc sắc để miêu tả sự hủy diệt của cái đói đối
với nhân cách con người. Rồi thị theo Tràng về nhà sau lời rủ rê đùa cợt. Tất
cả chỉ vì đói.
Dõi theo quá trình nên vợ, nên chồng
của họ ta hiểu vì sao tác phẩm mang nhan đề Vợ nhặt. Câu chuyện tình của họ không
mang màu sắc lãng mạn như những câu chuyện tình mà văn chương miêu tả. Cái hiện
thực phũ phàng của khung cảnh đã tiêu diệt chất thơ vốn có của mọi cuộc tình.
Thị đến với Tràng chỉ vì một ham muốn trần tục là được ăn.
Tính chất vợ nhặt càng rõ hơn lúc
thị theo Tràng về nhà. Nam
Cao đã miêu tả một đám cưới tưởng như tận cùng của sự đói nghèo - một đám cưới
với những bộ cánh nâu vá víu bạc phếch (Một
đám cưới - Nam Cao). Kim
Lân miêu tả một đám cưới chỉ có hai người. Đêm tân hôn chỉ khác ngày thường có
hai hào dầu thắp sáng. Chừng ấy chi tiết, đám cưới đã thật bi thảm. Nhưng càng
bi thảm hơn khi trong đêm tân hôn tiếng hờ người chết vọng vào tận trong buồng
cưới lúc nhỏ, lúc to. Cái ranh giới giữa sự sống và cái chết thật mong manh.
Tuy nhiên, như một nhà nghiên cứu đã
nhận xét, nhặt thì không vinh dự gì chứ vợ thì vinh dự. Chính tư cách người vợ
đã trả lại cho thị sự sống, nhân cách, nhân phẩm khiến Tràng cũng phải ngạc
nhiên. Chính thị là người đã đem lại cho Tràng niềm hạnh phúc. Còn bà cụ Tứ thì
gương mặt vốn bủng beo, u ám cũng trở nên rạng rỡ khác thường. Cũng chính thị
là người nói đến Việt Minh phá kho thóc Nhật chia cho người đói khiến Tràng
thấy "ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ" khi bỏ qua một dịp may.
Như vậy, Vợ
nhặt là một nhan đề hàm
súc. Nó có ý nghĩa tố cáo xã hội đã gây ra nạn đói hủy diệt con người. Mặt khác,
nhan đề ấy cũng nói lên rằng, trong hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc sống, trên
ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết, con người vẫn hướng về sự sống,
về hạnh phúc, tương lai. Tình yêu thương, khát vọng hạnh phúc vẫn mạnh hơn cái
chết. Đó là ý nghĩa sâu sắc của nhan đề Vợ nhặt. (Đỗ Em)
5. Ý
nghĩa nhan đề "Ai đã đặt tên cho dòng sông?"
-
"Ai đã đặt tên cho dòng sông ?" - một câu hỏi tu từ mà nội
dung của bài kí chính là câu trả lời hoàn chỉnh nhất. Vẻ đẹp, chất thơ của
dòng sông khiến nó mang cái tên thật đẹp, thật ý nghĩa.
-
Đây là một nhan đề độc đáo, ấn tượng và hấp dẫn. Niềm băn khoăn trở thành cái
cớ để nhà văn miêu tả, ca ngợi và bộc lộ niềm tự hào về vẻ đẹp của dòng sông
gắn liền với cố đô Huế. Nhan đề đã hé mở chủ đề tác phẩm : sự ngưỡng mộ, trân
trọng, ngợi ca của tác giả với dòng sông và thành phố Huế thân yêu. Phải
chăng vì quá ngưỡng mộ, yêu quý và tự hào mà bật lên thành câu hỏi? Hay đó
còn là niềm biết ơn của tác giả cũng như bậc hậu thế đối với những người khai
phá vùng đất này.
-
Đây cũng là sự nhấn mạnh để người đọc chú ý đến cái tên đẹp và ý nghĩa của dòng
sông, từ đó tìm hiểu và thêm phần yêu mến, gắn bó hơn với dòng sông. Tên của
dòng sông giống như tên của người con gái, để trả lời cho câu hỏi ấy, tác giả
đã lý giải bằng cả một huyền thoại tuyệt vời.
-
Cảm hứng chủ đạo là ngợi ca, tự hào, sự biết ơn của mình mà Hoàng Phủ Ngọc
Tường đã sáng tạo thành công thiên bút kí. "Vì
sông Hương là hóa thân của huyền thoại nên câu hỏi bâng khuâng ở cuối bài vẫn
là câu hỏi lửng lơ chưa có lời giải đáp. Câu hỏi thành tên cho một thiên bút kí
tuyệt vời," (Lê Uyển Văn)