Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

BÀI THƠ "VANG BÓNG MỘT THỜI" CỦA KIÊN GIANG

HOA TRẮNG THÔI CÀI TRÊN ÁO TÍM


I.
Lâu quá không về thăm xóm đạo

Từ ngày binh lửa xoá không gian

Khói bom che lấp chân trời cũ

Che cả người thương, nóc giáo đường

oOo

Mười năm trước, em còn đi học

Áo tím điểm tô đời nữ sinh

Hoa trắng cài duyên trên áo tím

Em là cô gái tuổi băng trinh

oOo

Trường anh ngó mặt giáo đường

Gác chuông thương nhớ lầu chuông

U buồn thay! Chuông nhạc đạo

Rộn rã thay! Chuông nhà trường

II.
Lần kia anh ghiền nghe tiếng chuông

Làm thơ sầu mộng dệt tình thương

Để nghe khe khẽ lời em nguyện

Thơ thẩn chờ em trước thánh đường

oOo

Mỗi lần tan lễ, chuông ngừng đổ

Hai bóng cùng đi một lối về

E lệ, em cầu kinh nho nhỏ

Thẹn thùng, anh đứng lại, không đi

III.
Sau mười năm lẽ anh thôi học

Nức nở chuông trường buổi biệt ly

Rộn rã từng hồi chuông xóm đạo

Tiễn nàng áo tím bước vu quy

oOo

Anh nhìn áo cưới mà anh ngỡ

Chiếc áo tang liệm khối tuyệt tình

- Hoa trắng thôi cài lên áo tím

Thôi còn đâu nữa tuổi băng trinh

oOo

Em lên xe cưới về quê chồng

Dù cách đò ngang, cách mấy sông

Anh vẫn yêu em người áo tím

Nên tình thơ ủ kín trong lòng

IV.
Từ lúc giặc ruồng vô xóm đạo

Anh làm chiến sĩ giữ quê hương

Giữ tà áo tím, người yêu cũ

Giữ cả lầu chuông, nóc giáo đường

oOo

Mặc dù em chẳng còn xem lễ

Ở giáo đường u tịch chốn xưa

Anh vẫn giữ lầu chuông gác thánh

Nghe chuông truy niệm mối tình thơ

oOo

Màu gạch nhà thờ còn đỏ thẫm

Như tình nồng thắm thuở ban đầu

Nhưng rồi sau chuyến vu quy ấy

Áo tím tình thơ đã nhạt màu

V.
Ba năm sau chiếc xe hoa cũ

Chở áo tím về trong áo quan

Chuông đạo ngân vang hồi vĩnh biệt

Khi anh ngồi kết vòng hoa tang

oOo

Anh kết vòng hoa màu trắng lạnh

Từng cài trên áo tím ngây thơ

Hôm nay vẫn đoá hoa màu trắng

Anh kết tình chung gởi xuống mồ

VI.
Lâu quá không về thăm xóm đạo

Không còn đứng nép ở lầu chuông

Những khi chuông đổ anh liên tưởng

Người cũ cầu kinh giữa thánh đường

oOo

“Lạy Chúa con là người ngoại đạo

Nhưng tin có Chúa ở trên cao

Trong lòng còn giữ màu hoa trắng

Cứu rỗi linh hồn con, Chúa ơi !”
(Bến Tre, 14-11-1958)

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2011

BASÔ VÀ CON ĐƯỜNG HẸP THIÊN LÍ

Basho là một thi sĩ - người hành hương danh tiếng sống ở Nhật vào thế kỉ 17. Basho là bút danh. Trong thực tế, đây là bút danh thứ ba của ông. Dưới những vần thơ đầu tiên, ông kí là Munefusa. Mười năm sau, ông chọn cái tên Tosei, có nghĩa là ‘’Đào xanh’’, để tỏ lòng ngưỡng mộ nhà thơ Trung Hoa đời Đường danh tiếng Lý Bạch (705-762), có nghĩa là ‘’Mận trắng’’. Mãi cho đến năm 36 tuổi, khi đã là một nhà thơ có uy tín và nhiều người theo học, ông mới đổi bút danh là Basho. 
Một đệ tử mang đến cho ông một cây lạ nhập giống từ xứ Trung Hoa. Đấy là cây chuối, giống chuối tiêu. Và ngay tức thì, nhà thơ say mê nó. Ông bị những tàu lá dài và rộng kia quyến rũ, tàu lá ‘’đủ lớn để che cho một ẩn sĩ’’. Trong cơn gió, tàu lá kia rách tướp gợi cho ông nghĩ đến cái đuôi loài phượng hoàng trong huyền thoại, hoặc một chiếc quạt màu xanh tả tơi vì gió. Ông viết: ‘’Tôi thích được ngồi dưới gốc cây chuối của tôi và lắng nghe thanh âm của gió, của mưa vang lên phía trên tàu lá’’. Ông chăm chút cho cội cây xứ lạ và gắng bảo vệ nó trước sự xâm lấn của bao loài cây cỏ khác. 
Bực mình làm sao
Cây sậy đâm ngang
Lúc tôi vun gốc chuối!

Không một thân bìm bìm hoa tía hoang nào
Bò ngoằn ngoèo
Là bạn của tôi! 
Trong tiếng Nhật, tên cây chuối là Basho, và không lâu sau, các đệ tử đã gọi nơi ẩn cư quạnh vắng của ông là Basho-an, hay Lều cây chuối, hay Am Ba tiêu. Còn cái tên nào thích hợp cho ông lấy làm bút danh hơn tên loài cây ông yêu mến? 
Họ của Basho là Matsuo. Ông sinh năm 1644, là con trai út thứ bảy của một Samurai phục vụ cho lãnh chúa Thành Ueno, một ngôi thành nằm giữa con đường đi từ Kyoto đến Ise. Lên chín, Basho trở thành tiểu đồng và bạn học của người con trai cả lãnh chúa, một cậu bé thanh nhã, mười một tuổi, rất có tài làm thơ. Họ cùng nhau học nghệ thuật thơ từ thầy Kigin (1624-1705), một nhà thơ nổi tiếng của thành Kyoto và là học trò của bậc thầy vĩ đại thơ hakai Teitoky (1570-1653). Hai cậu bé này trở thành đôi bạn chí tình. 
Năm Basho tròn 22 tuổi, người bạn quí tộc và cũng là chủ của ông qua đời. Trái tim tan nát, Basho được cử tới núi Koya mang theo mái tóc của người bạn quá cố đặt vào Tu viện Phật giáo ở đây để thờ cúng. Đó là chuyến hành hương thứ nhất của ông. Và ở đó, giữa những ngôi chùa, những ngôi mộ, trong thẳm sâu của khu rừng thông khổng lồ linh thiêng, nhà thơ trầm tư về sự ngắn ngủi của đời người, về cái uyên nguyên vốn có trong vạn vật và được phản chiếu đặc biệt rõ nét trong vòng quay của tự nhiên. Ông quyết định rời thành Ueno, dâng mình cho thi ca và sự thưởng ngoạn. Ông cũng muốn rời xa ánh mắt từ người phụ nữ goá bụa xinh đẹp trẻ trung, vợ người bạn quí tộc đã khuất, người ông đã thầm yêu và cũng hiểu chẳng có gì tốt đẹp đến từ chuyện đó cả. 
Nhà thơ trẻ lên Kyoto xin thầy Kigin tiếp nhận vào nhà như một đệ tử - người giúp việc. Basho ở lại Kyoto 5 năm, nghiên cứu các tác phẩm kinh điển của Trung Hoa, thư pháp cũng như thơ. Một câu chuyện tình bất thành khác đã chỉ cho ông con đường ẩn tu và trở thành một Thiền sinh. Thế rồi năm 1672, ông theo Kigin đến Edo (ngày nay là Tokyo), nơi mà một Shogun có lời triệu tập. Và chàng thanh niên 28 tuổi Basho đã một lòng một dạ thực hành Zen dưới sự chỉ dẫn của Thiền sư Butcho. 
Bài thơ đầu tiên của ông xuất hiện năm 20 tuổi, còn lúc này nhà thơ 36 tuổi. Ông đã cho ra đời một số lớn những bài thơ và hợp tuyển, đã có một nhóm học trò tận tâm. Năm đó, một học trò trong số họ làm nghề buôn cá giàu có, tên là Sampu đã tặng Basho một mái lều nhỏ như của người tuần canh trên bờ sông Sumida. Cái lều sau được biết đến như Am Ba tiêu. Năm sau, Basho cho in một tập thơ như bước đi mở đầu một thời kì mới. 
Cành cây trơ trụi
Bóng tối mùa thu thẫm dần
Một con quạ đơn độc! 
Bài thơ này đã đánh dấu sự khởi đầu kiểu thơ riêng biệt của ông. Không có gì bị sắp đặt, không chữ nghĩa. Không thử tỏ ra thông minh. Đơn giản và khiêm tốn, những dòng thơ là một quan sát thiên nhiên tinh tế, trầm lặng. Hoàn toàn khách quan, bài thơ lộ ra vẻ u buồn sầu thảm một tối mùa thu cùng những thì thầm của nó về tuổi già và cái chết mà tuyệt đối chẳng phải nói ra như thế. 
Ở Basho, con mắt quan sát thiên nhiên thuần tuý và con mắt nhìn vào bên trong đã đạt đến độ sâu sắc đỉnh điểm trong những bài thơ ông cho in 5 năm sau đó (1686) ở một tuyển tập gồm cả thơ của ông và những học trò. Tập thơ có nhan đề ‘’Những ngày Xuân’’. 
Hãy nghe! Con ếch
Đang nhảy vào cảnh lặng im
Của cái ao xưa! 
Trên bề mặt, bài thơ này chỉ đơn giản vẽ nên một bức tranh đẹp, hoàn chỉnh với những hiệu quả của âm thanh. Nó đưa người ta đi trong trí tưởng tượng đến với những lớp mái của một ngôi đền ở Kyoto, và có lẽ đang ngắm từ trên cao xuống một khu vườn cảnh đã hàng trăm tuổi cùng một cái ao rêu phủ kín bờ. Rồi thốt nhiên, người ta nghe thấy p-lop, tiếng một chú ếch nhảy xuống mặt nước đen thẫm trong một buổi chiều xuân yên tĩnh. Rồi quá trình liên tưởng khởi từ bài thơ cứ tiếp tục. Cái ao có thể là Vĩnh cửu, là Thượng đế, hoặc Chân lý tối hậu về vũ trụ và con người. Còn chúng ta, những con người trong vòng sinh tử, với những công việc của chúng ta, những tưởng tượng của chúng ta, bất chợt thể nhập vào cái vô cùng, như con ếch đang nhảy vào ao, làm nước toá lên trong khoảnh khắc, những gợn nước lan toả thành vòng tròn rồi mất hút… 
Basho luôn khâm phục các ‘’nhà thơ phiêu lãng’’ như Lý Bạch và Đỗ Phủ xứ Trung Hoa, hay như Sogi và Saigyo của Nhật. Ông muốn làm những cuộc hành hương tìm thi hứng của riêng mình. Và trên đất Nhật, ông đã đi không phải một mà vài cuộc hành trình, luôn luôn cùng với một hoặc hai người học trò. Năm 1684, đầu tiên là một cuộc tiêu dao tới Ise theo hướng ngôi nhà cũ của ông ở Ueno, và được kể lại trong cuốn Nozarashi Kiko, tức ‘’Chuyến du hành lộng gió’’. Sau đó ông xuôi theo dòng sông Tone tới ‘’thị trấn nước’’ Kashima gặp người thầy cũ - Thiền sư Butcho, và kết quả là cuốn ‘’Kashima Kiko’’ ra đời. Ông cũng đến thăm những cây anh đào trứ danh ở Yoshino gần Kyoto khi thăm lại thành Ueno và người con của vị quí tộc, bạn cùng học đã quá cố, mời tới tham dự bữa tiệc thưởng hoa anh đào trên mảnh đất quê hương xưa. 
A! Kí ức kì diệu!
Vô vàn cảm xúc ngày qua
Nhờ anh đào sống dậy! 
Năm 1687, ông tới thăm núi Koya lần thứ hai khi đang trên đường đến bãi biển Suma ở Akashi và Waka-no-Ura, đồng thời viết cuốn Oi-no-Kobumi, hay là ‘’Ghi chép trên tay nải người hành hương’’. Sau đó, Basho tiếp tục đi đến núi Obasute, nơi người ta thường đem bỏ các bà cụ già (phong tục cổ vùng này) và viết cuốn Sarashina Kiko. Sau cuộc hoả hoạn năm 1682 thiêu rụi cái am Cây chuối yêu quí của ông, và mặc dầu bạn bè đã xây lại một cái am khác, nhà thơ ngày càng thấu rõ tính hư ảo của cõi vô thường. Đi phiêu bạt trở thành một lẽ sống đời ông. Ông hướng tới con đường rộng mở phía trước theo tinh thần Phật giáo, tức là cuộc sống tự nó là một chuyến du hành, một cuộc đi tiếp của người hành hương. Trên cái mũ rộng vành đan bằng cây lách, ông viết một câu đề từ: ‘’Không nhà cửa giữa trời đất, hai bạ cùng du hành’’, hàm ý: ‘’Tôi phiêu bạt không nhà cửa, bạn cùng trời cao’’. 
Cuộc hành trình nổi tiếng nhất của Basho, chuyến đi dài nhất, được thực hiện vào năm 1689. Lúc đó ông đã 45 tuổi. Lộ trình hướng về Michinoku (thường gọi tắt là Oku), nằm ở tỉnh cực bắc của Honsu (nay gọi Aomori). Chuyến đi này là một việc đầy khó khăn và hiểm nguy. Nhà thơ cùng người học trò của ông Sora đi bộ là chủ yếu. Các thi sĩ tiền bối như Sogi (1421-1502) và Saigyo (1118-1190), vài trăm năm trước đây đã từng bước trên những khúc đường này. Chính khát vọng noi theo những bước chân của họ đã thôi thúc Basho lên đường trong cuộc hành trình gian nan của chính ông. Ông muốn tự mình thưởng ngoạn những nơi mà thơ của họ đã nhắc đến. Những nhà thơ nổi tiếng khác cũng từng tới vùng đất xa xôi kia. Thậm chí vài người trong số họ còn bị đi đày vì lý do chính trị. 
Cuộc hành trình này dài 5 tháng. Thỉnh thoảng ông phải dừng lại bên đường vì bệnh tật hành hạ, và tất cả được miêu tả trong cuốn Oku-no-Hosomichi (Nẻo về Hosomichi), hay ‘’Con đường hẹp thiên lý’’ bạn đang chuẩn bị đọc, một kiệt tác trong thể loại nhật kí phiêu du văn xuôi và thơ của ông.  
Trước khi lên đường, Basho đã bán căn lều của mình, khởi hành vào vĩnh cửu, có thể nói là thế. Ông thực sự không mong chờ còn sống để trở về. Giờ đây, sau cuộc hành trình lên phương Bắc, hai năm trời ông sống lang thang trong các căn lều mùa Hạ mà đệ tử cho mượn. Ông ở lại vài tháng ở Genju-an, hay Lâu đài phù du thuộc vùng Omi, sau đó tại Mumei-an, hay Lâu đài vô danh thuộc Otsu. Cả hai lâu đài này đều nằm trên dải bờ tuyệt đẹp của hồ Biwa. Ông cũng ở lại Rakushi-Sha, hay Ngôi nhà quả hồng rụng, gần Kyoto. Năm 1692, các đệ tử dựng cho ông một Basho-an mới trên bờ đê dòng sông Sumida, rất gần cái am cũ, và trồng trong vườn không phải một mà những năm cây chuối. 
Năm 1694, Basho lại lên đường ra đi một lần nữa. Lần này ông định đi bộ xuống các tỉnh miền Nam, xa mãi tận hòn đảo lớn Kyushu. Nhưng than ôi, ông chẳng vượt quá Osaka, nơi bệnh kiết lỵ nặng đã quật ngã thi sĩ ở tuổi 50. Ông được chôn cất tại một ngôi chùa nằm cạnh Lâu đài vô danh miền Otsu, quay mặt ra hồ Biwa, cái hồ ông hằng yêu mến. 
Hàn Thuỷ Giang

BÀI THƠ SIM TÍM - PHANXIPĂNG

Màu tím hoa sim

(Khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh)

Nàng có ba người anh
đi bộ đội
Những em nàng có em
chưa biết nói
Khi tóc nàng
xanh
xanh

* * *

Tôi người Vệ-Quốc-quân
xa gia đình
Yêu nàng như
tình yêu em gái
Ngày hợp hôn nàng không đòi
may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất
hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng  độc đáo
Tôi ở đơn vị về
cưới nhau xong là đi

* * *

Tự chiến khu xa
nhớ về ái ngại
Lấy chồng đời chiến binh
mấy người đi
trở lại !
Nhỡ khi mình không về
thì thương người vợ
chờ
bé bỏng
chiều quê

* * *

Nhưng không chết
người trai khói lửa
mà chết người gái nhỏ
hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
má tôi ngồi bên mộ con
đầy bóng tối
Chiếc bình hoa
ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh
vây quanh

* * *

Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi ! Giây phút
cuối
Không được
nghe nhau nói
Không
được
trông
nhau
một lần

* * *

Ngày xưa nàng yêu
hoa sim tím
Áo nàng
màu tím
hoa sim
Ngày xưa
đèn khuya
bóng nhỏ
nàng vá cho chồng
tấm áo
ngày xưa! ...

* * *

Một chiều rừng mưa
ba người anh
tự chiến trường Đông Bắc
biết tin
em
gái
mất
trước
tin
em
lấy
chồng!

* * *

Gió thu về
rờn rợn nước sông
đứa em nhỏ lớn lên
ngỡ ngàng
nhìn ảnh chị
Khi gió thu về
cỏ vàng
chân mộ chí!

* * *

Chiều hành quân
qua những đồi hoa sim
những đồi hoa sim
những đồi hoa sim
dài trong chiều
không
hết ...
Màu tím hoa sim
tím
chiều hoang
biền biệt ...

* * *

Có ai ví như từ chiều
ca dao nào xưa xa:
"Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già
chưa khâu"

* * *

Ai hát vô tình hay
ác ý
với nhau
Chiều hoang tím
có chiều hoang biết
Chiều hoang tím
tím thêm
màu da diết ...
nhìn áo rách vai
tôi hát
trong màu hoa :
"Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh
mất
sớm ...!
Màu tím hoa sim
tím
tình tang
lệ rớm ...

* * *

Ráng vàng ma
và sừng rúc
điệu
quân hành
Vang vọng
chập chờn
theo bóng những binh đoàn
biền biệt hành binh
vào thăm thẳm
chiều hoang
màu tím

* * *

Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu?
- Áo anh
nát chỉ
dù ... lâu!


Hữu Loan
(1949)

"Màu tím hoa sim", bài thơ do Hữu Loan sáng tác năm 1949 đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta. Có lẽ, áng thơ thẩm thấu vào tâm hồn mọi người một cách sâu rộng hơn từ khi được phổ nhạc rồi phát qua băng, qua đĩa, qua làn sóng phát thanh và truyền hình. Dzũng Chinh phổ ra ca khúc "Những đồi hoa sim". Phạm Duy phổ thành bài hát "Áo anh sứt chỉ đường tà". Theo chúng tôi biết, bài thơ này còn được phổ bởi vài nhạc sĩ khác - với các giai điệu, tiết tấu không kém phần đặc sắc - dù mức độ truyền tụng trong xã hội chẳng bì nổi hai ca khúc vừa nêu.

Bài thơ "Màu tím hoa sim" ra đời trong hoàn cảnh nào?

Dòng sous-titre cho biết: đây là bài thơ tác giả khóc chính người vợ đầu của mình - Lê Đỗ Thị Ninh.

Lê Đỗ Thị Ninh là ai ?

Là ái nữ của ông Lê Đỗ Kỳ, tổng thanh tra Đông Dương thuở ấy. Do quá mến mộ tài năng Hữu Loan (học giỏi và hay thơ nức tiếng cả vùng Nga Sơn ở Thanh Hóa), phu nhân của viên tổng thanh tra là bà Đái Thị Ngọc mời Hữu Loan về nhà dạy kèm cho cô con gái cưng. Thế là ra duyên nợ. Năm đó, Hữu Loan 24 tuổi, còn cô Ninh chỉ vừa lên... tám!

Rồi kháng chiến chống Pháp bùng nổ. Hữu Loan gia nhập Vệ quốc quân. Mãi chín năm sau, năm 1948, hai người mới làm lễ tuyên hôn. Đau đớn thay, hơn ba tháng sau ngày cưới, Lê Đỗ Thị Ninh ra sông giặt giũ và bị chết trôi. Sự thật là thế, chứ chẳng phải nhân vật bị giặc hãm hiếp bắn giết như một số độc giả suy đoán.
Thương vợ, xót mình, Hữu Loan viết "Màu tím hoa sim". Từng con chữ rơi rơi như những dòng lệ thảm.

Bài thơ xuất hiện, lập tức được lan truyền rộng rãi. Dẫu có nơi, có lúc, "Màu tím hoa sim" bị phê phán gay gắt là "nhuốm mùi tiểu tư sản"; song tác phẩm vẫn sống trong lòng người qua truyền miệng hoặc chép tay. Đây chính là lý do khiến bài thơ bị tam sao thất bản. Rất nhiều bản hiện lưu hành đều ít nhiều dị biệt so với nguyên tác.

Báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật 15/6/1997 đăng bài "Có người màu tím hoa sim..." của Lê Thọ Bình viết về thi sĩ Hữu Loan, đồng thời đăng lại bài thơ "Màu tím hoa sim". Gần tháng sau, ngày 13/7/1997, cũng trên báo này, Lê Đình Bích đính chính các sai sót trong văn bản tác phẩm căn cứ vào băng ghi âm giọng đọc của chính Hữu Loan nhân dịp thi sĩ lần đầu ghé chơi Cần Thơ cách đây gần mươi năm trước. Vì sơ xuất, báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật để sót mấy câu và đã đính chính ngay trong số tiếp theo. Mới đây, thêm lần nữa Lê Đình Bích công bố nguyên bản bài thơ "Màu tím hoa sim" của Hữu Loan trên tờ Kiến Thức Ngày Nay số 258 ra ngày 20/9/1997. Nếu đối chiếu với một số ấn bản trước kia, như trong tuyển "Mùa xuân tuổi trẻ tình yêu" do NXB Long An thực hiện đầu năm 1989 chẳng hạn, thì hai bản gần như một - ngoại trừ cách ngắt dòng. Tuy nhiên, để quý bạn yêu thơ có được bản gốc "Màu tím hoa sim", chúng tôi xin chuyển lên mạng toàn văn bài thơ dựa theo cách ghi của Lê Đình Bích.

Bạn thử đọc lại bài thơ quen thuộc và có phát hiện điểm gì là lạ chăng? Ví như mấy câu:

Má tôi ngồi bên mộ con
đầy bóng tối...


Nếu biết rằng Hữu Loan gốc người Thanh Hóa, thuở ấy hoạt động chính ở xứ Thanh, thì... khí lạ. Vì từ Thanh Hóa trở ra, trong từ ngữ phổ thông, thân mẫu vẫn thường được gọi là mẹ. Sao ở đây lại là má như người các tỉnh phía Nam quen xài?

Ngoài "Màu tím hoa sim", Hữu Loan còn được biết đến qua một vài bài thơ khác như "Đèo Cả", "Những làng đi qua", "Hoa lúa",.v.v. Tuy nhiên, tài hoa nhất, tâm huyết nhất của Hữu Loan vẫn cứ là bài thơ sim tím bất hủ. Chính nhà thơ xứ Thanh từng tâm sự:

"Bài thơ "Màu tím hoa sim" đã được rứt ra từ máu thịt của tôi!"

Đồng Đức Bốn,  người làm thơ lục bát hiện đại   -   TỪ LINH NGUYÊN


Theo nhà văn Nguyễn Huy Thiệp , thơ Đồng Đức Bốn chính là hơi thở, là hồn vía của cuộc sống hôm nay được ‘quản thúc” trong niêm luật cổ truyền lục bát. Khoảng mười năm trở lại đây, xuất hiện khá đông nhà thơ. Công cuộc đổi mới đã mang một diện mạo mới cho nền văn học nghệ thuật nước nhà. Thơ cũng nhiều lên, cũng sôi động. Trung bình mỗi ngày có 2 tập thơ được in ra. Cuộc sống lẫn lộn vàng thau, lẫn lộn vui buồn. Thơ cũng thế! Trong bối cảnh ấy, Đồng Đức Bốn nổi lên như một hiện tượng thơ đặc biệt. Đồng Đức Bốn sinh năm 1948, quê Hải Phòng. Anh đã từng làm nhiều nghề kiếm sống, cuộc đời sóng gió phiêu bạt nhiều nơi. Những dấu vết ấy hằn sâu trong nhiều bài thơ của anh. Cho đến nay anh đã xuất bản 5 tập thơ.

Đồng Đức Bốn đã từng nhận nhiều giải thưởng, trong các cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ, Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội và báo Tiền Phong. Anh là người sở trường làm thơ lục bát. Có lẽ anh là người làm thơ lục bát hay nhất trong khoảng 50 năm trở lại đây ở Việt Nam. kể từ khi Nguyễn Bính - một người chân quê, đồng thời cũng là một thi sĩ đệ nhất lãng tử giang hồ qua đời. Thơ lục bát có cái khó là niêm luật cực kỳ chặt chẽ, và là một thể thơ nôm na cổ truyền đặc trưng Việt Nam. Người Việt Nam vị tình. Thơ lục bát cũng là một thể thơ vị tình. Nó gần gũi với lối sống, nếp nghĩ của người nông dân Việt Nam thật thà chất phác, thơ lục bát rất dễ làm nhưng chính vì thế mà cũng khó hay. Nhiều chữ quá, khôn chữ quá chính là căn bệnh mà nhiều người làm thơ lục bát dễ mắc phải. trong hang vạn, hang triệu người làm thơ lục bát thì đa phần đèu ở diện “trí năng”, tức là làm thơ theo trí. Tác giả giống như một người đang chơi trò trí uẩn, sắp xếp các con chữ, các âm vận âm điệu, cố khuôn nó vào trong âm luật. Có thể thấy rõ sự dụng công của người làm thơ, càng dụng công bao nhiêu thơ càng thiếu tự nhiên, càng dở bấy nhiêu. Ở đây, diện tướng của người làm thơ hiện ra rất rõ, không sao trốn đi đâu được. Chính vì thế làm thơ lục bát mà không dụng công, dễ dàng như lời người nói quả là rất khó, rất hiếm. Có thể nói rằng trong hang triệu người mới có một người, nó tựa như trò chơi xổ số trong văn chương và định mệnh. Đồng Đức Bốn là người tự dưng có duyên với riêng thể thơ lục bát. Đó là ân huệ trời đất dành riêng cho anh.
Chăn trâu đốt cỏ trên đồng
Rạ rơm thì ít gió đông thì nhiều.
Mải mê đuổi một con diều
Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.

Đang trưa ăn mày vào chùa
Sư ra cho một lá bùa rồi đi.
Lá bùa chẳng biết làm gì
Ăn mày nhét túi lại đi ăn mày.

Thơ lục bát của ĐĐB thường ngắn, có hai, bốn, hoặc sáu, hoặc tám đến mười hai câu giống như ca dao. Đôi khi, nó có vẻ như một lời nói bâng quơ bình thường:
Xong rồi chả biết đi đâu
Xích lô Bà Triệu ra cầu Chương Dương.
Chiều mưa phố Huế một mình
Biết đâu là chỗ ân tình đến chơi.

Gọi em một tiếng tưởng xong,
Không ngờ ai nấp trong lòng trộm nghe.
Cầm lòng bán cái vàng đi
Để mua những cái nhiều khi không vàng.

Chuồn chuồn cắn rốn biết bơi
Con tôi chết bởi lời người hát ru.
Con tôi chết ở ao tù
Mà lời người vẫn hát ru ngọt ngào.


Hình ảnh nông thôn hôm nay được ĐĐB vẽ lại trong nhiều bài thơ vừa giống vừa khác với những thôn Đoài, thôn Đông trong thơ Nguyễn Bính trước đây. Vẫn là cái ngậm ngùi của sự nghèo nàn và mất mát khiến long ta nhói đau, khiến long ta nhớ khôn nguôi:

Nhà quê có cái giếng đình
Trúc xinh cứ đứng một mình lẳng lơ.
Nhà quê có mấy trai tơ
Quần bò, mũ cối giả vờ sang chơi.
Nhà quê chân lấm tay bùn
Mẹ đi cấy lúa rét run thân già.
Chợ làng mở dưới gốc đa
Nhà quê đem mấy con gà bán chơi.
Ối mẹ ơi đê đã vỡ rồi
Đồng ta trắng xoá cả trời nước trong.
Trâu bò thất thểu long đong
Trên bè tre rối bòng bong xoong nồi.
Ối mẹ ơi đê đã vỡ rồi
Mộ cha liệu có lên trời được không.
Sao chưa thấy chiếc thuyền rồng
Chở con với mẹ qua giông bão này.

Thơ ĐĐB khá giầu hình ảnh, và nói như nhà nghiên cứu phê bình văn học Vương Trí Nhàn: “Lục bát của Đồng Đức Bốn từ tốn, chậm rãi như lời nói vẩn vơ của một người vừa ngán sự đời, vừa không thôi chime nghiệm sự đời.” Thơ ĐĐB giầu nhịp điệu, cí thể thấy rằng không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhạc sĩ đã nhận ra sự tài tình và đã có một tình cảm liên tài khi phổ nhạc cho thơ anh. Đấy là các nhạc sĩ Thuận Yến, Doãn Nho, Huy Thục, Đặng Hữu Phúc, Ấn Thuyên, Nguyễn Tiến, Nguyễn Cường, Tuấn Phương, Đoàn Bông, Minh Quang,,, Đến nay, ĐD(B đã có chừng hơn 50 bài thơ được các nhạc sĩ phổn nhạc, Rất có thểm đây là những bài hát phổ thơ hay nhất trong vòng hai mươi năm qua.

Cũng với tình cảm liên tài, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết bài “Bạn thơ” tặng riêng cho ĐĐB:

Bạn chừ đóng gạch nơi nao
Văn chương lấm láp vêu vao mặt người.
Bất ngờ bạn đến thăm tôi
Gửi cho mấy tập ôi trời là thơ. 
Câu dài câu ngắn ngẩn ngơ
Những rơm với lửa, những tơ với tình.
Một người hoang dại một mình
Bơ vơ giữa phố mong thành thi nhân.
Lòng yêu yêu đến trong ngần
Đường xa thương vết chân trần bạn tôi.
Mong sao bạn bớt bùi ngùi
Cố làm thơ nữa để rồi gặp nhau…

Đồng Đức Bốn là một nhà thơ sáng tạo ra những cái mới trong thơ lục bát. Anh thuộc diện nhà thơ bảo tồn, bảo lưu các giá trị thơ ca truyền thống. Đấy là một điểm khá đặc biệt trong thời buổi thơ lẫn lộn trắng, đen, thật, giả, lẫn lộn chuyên nghiệp và nghiệp dư hôm nay. Thơ anh dị ứng với những cách tân bí hiểm trừu tượng. Sự hiện đại trong thơ Đồng Đức Bốn là ở nội lực bên trong của từng câu thơ. Thơ hiện đại của ĐĐB chính là hơi thở, là hồn vía của cuộc sống hôm nay được “quản thúc” trong niêm luật cổ truyền lục bát. Anh thật xứng đáng với danh hiệu thi nhân, một danh hiệu vẻ vang không dễ dàng gì. Đấy chính là giá trị quí báu mà ĐĐB cống hiến cho đời, cho cuộc sống.


...........................................................


Đời tôi
I
Tôi vừa lo được miếng cơm
Thì mất tí lửa tí rơm gầy lò.
Tôi vừa vượt bão mưa to
Chân đã phải lội đi mò sông sâu.

II 

Mải mê tính chuyện không đâu
Qua song đã gẫy nhịp cầu chẳng lo.
Bòn mãi được mấy sợi tơ
Giăng ra bao kẻ đã vơ vào lòng.
Bây giờ còn có ai mong
Mà người mượn gió bẻ con trăng ngà.

III 

Đời tôi tan nát bơ vơ
Nhớ thương là đợi còn chờ là yêu.
Đời tôi như một con diều
Đứt dây để trống cả chiều ngẩn ngơ.

VI 

Đời tôi mưa nắng ở đâu
Bây giờ vuốt gió trên đầu tóc rơi.
Đời tôi tình rách tả tơi
Bây giờ nhặt mảnh sao rơi vá vào.
Đời tôi giầu ở chiêm bao
Bây giờ ngồi hút thuốc lào với trăng.

Đàn tì bà bỏ quên

Bỏ quên thì cứ bỏ quên 

Đàn tì bà đó cái tên vẫn còn.
Dây một gảy khúc chon von
Dây hai gảy khúc trăng tròn ngắm hoa.
Dây ba gảy lúc người ta
Đói cơm rách áo vẫn là của nhau
Dây tư gảy khúc buồn đau
Nhắc ai còn nhớ tới câu hẹn hò
Bốn dây thành một con đò
Chở tôi tới giữa đôi bờ Trương Chi.



Đêm sông Cầu

Sao rơi cháy cả đôi bờ
Mà anh thì cứ bơ vơ giữa trời
Sông sâu nước cả em ơi
Từ trong câu hát ai người biết cho
Rút trăng buộc lại con đò
Thu lời em hát chỉ cho riêng mình

II 

Chưa về đò đã nhẹ sang
Anh nghe tiếng sóng biết bàn tay em
Bồi hồi những giọt mưa đêm
Sáng như nến thắp ở bên mái chèo
Một hôm bến bỗng vắng teo
Anh xa đò cũng xa theo mất rồi

III 

Anh xa để lạnh đôi bờ
Đò em cứ chảy lơ thơ giữa dòng
Đừng buông giọt mắt xuống sông
Anh về dẫu chỉ đò không cũng chìm.
Anh như thằng Bờm,
Chẳng thiết trâu bò, chẳng thiết lim,
Chỉ nhận nắm xôi cười ngặt nghẽo...


Đường đi
I
Đường đi to nhỏ đường dài
Thẳm sâu xuống biển lai rai lên đèo.
Có gì không để tôi theo
Cả đời bạc tóc vẫn nghèo xác xơ.
Có gì không để tôi chờ
Đời người được mấy giấc mơ đã tàn.
Bao nhiêu hy vọng cũng tan
Mà sao vàng ở trong than vẫn ngời.
Bao nhiêu cái mặt con người
Đánh nhau mũ áo tả tơi vẫn còn.
Bảo rằng phía trước là son
Tôi đi đến hết đường mòn lại không
II
Cứ đi theo vết bùn nhơ
Bao giờ qua những bến bờ thương đau.
Bảo rằng khổ trước sướng sau
Mà trăm năm vẫn thấy nhau bọt bèo.

III 

Bao nhiêu là nỗi đau qua
Gom vào thành những phù sa cho người.
Bao nhiêu là giọt mắt rơi
Làm mưa chứ chẳng làm trời nổi giông
Bàn chân đã xéo lên chông
Máu chảy không sợ thì không sợ gì.
Bây giờ
I
Bây giờ không thấy Thị Mầu
Nhưng con mắt ấy còn lâu mới già.
Mỗi lần cây cải nở hoa
Thì tôi lại nhớ người ta chưa về.
Mỗi lần cỏ dại trên đê
Chim ngói đi thả bùa mê khắp đồng.
Bây giờ em đi lấy chồng
Tôi giờ về lại bên sông tìm mình.

II 

Bao nhiêu là thứ bùa mê
Cũng không bằng được nhà quê của mình.
Câu thơ nấp ở sân đình
Nhuộm trăng trăng sang, nhuộm tình tình đau.
Nhuộm buồn những hạt mưa mau
Thành sao nở trắng vuờn cau trước nhà.
Nhuộm hương của các loài hoa
Thành mơn mởn tóc đuôi gà cho em.
Câu ca mẹ hát như đùa
Chẳng mong thì bão cũng đi
Chẳng chờ thì nắng đương thì vẫn sang.
Đất nâu tưởng đã cũ càng
Tiếng chim trong bụi tre làng cứ non.
Có đi trên quãng đường mòn
Mới tin rùa tháp vẫn còn linh thiêng.
Mỗi người có một cõi riêng
Cũng như tiếng trống tiếng chiêng hội mùa.
Câu ca mẹ hát như đùa
Mà làn nước mặn đồng chua đổi đời.


Cầu gẫy mới phải đi đò

Cầu gẫy mới phải đi đò 

Thế nên gặp gió thổi cho rét lòng.
Con đò nửa mặt trăng cong
Chênh vênh trên một dòng sông lở bồi.
Mái chèo cứ nhẹ thế thôi
Không là đứt ruột gan tôi bây giờ.
Mái chèo trên sóng làm thơ
Đỡ cho cánh vạc bơ vơ xuống dòng.
Chốc nữa thế nào cũng giông
Sang đò tôi đến giữa đồng là mưa.



Chợ buồn

Chợ buồn đem bán những vui 

Đã mua được cái ngậm ngùi chưa em.
Chợ buồn bán nhớ cho quên
Bán mưa cho nắng, bán đêm cho ngày.
Chợ buồn bán tỉnh cho say
Bán thương suốt một đời này cho yêu.
Tôi giờ xa cách bao nhiêu
Đem thơ đổi lấy những chiều tương tư.


Sông Thương ngày không em

Không em ra ngõ kéo diều 

Nào ngờ đuợc mảnh trăng chiều trên tay,
Luồn kim vào nhớ để may
Chỉ yêu cứ đứt trên tay mình cầm.
Sông Thương như gỗ hoá trầm
Mùi hương để vết tím bầm trên da.
Sông thương từ buổi em xa
Tay anh quờ xuống hoá ra bị chàm.
Em đi như chim về ngàn
Để rơi một cánh hoa tan nát chiều.


Tôi đi tìm một tình yêu

Tôi đi tìm một tình yêu 

Trên dòng sống chứa rất nhiều ban mai.
Tôi đi trên dòng sông gai
Lốt chân chim đậu trên vai thành hồ.
Không em từ bấy đến giờ
Bàn tay vẫn héo như cờ chịu tang.

Trở về với mẹ ta thôi

1.
 
Cả đời ra bể vào ngòi
Mẹ như cây lá giữa trời gió rung
Cả đời buộc bụng thắt lưng
Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng
Đường đời còn rộng thênh thang
Mà tóc mẹ đã bạc sang trắng trời
Mẹ đau vẫn giữ tiếng cười
Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương
Bát cơm và nắng chan sương
Đói no con mẹ xẻ nhường cho nhau
Mẹ ra bới gió chân cầu
Tìm câu hát đã từ lâu dập vùi.

2. 

Chẳng ai biết đến mẹ tôi
Bạc phơ mái tóc bên trời hoa mơ
Còng lưng gánh chịu gió mưa
Nát chân tìm cái chửa chưa có gì
Cần lòng bán cái vàng đi
Để mua những cái nhiều khi không vàng.

3. 

Mẹ mua lông vịt chè chai
Trời trưa mưa nắng đôi vai lại gầy
Xóm quê còn lắm bùn lầy
Phố phường còn ít bóng cây che đường
Lời rào chim giữa gió sương
Con nghe cách mấy thôi đường còn đau.
4.
Giữa khi cát bụi đầy trời
Sao mẹ lại bỏ kiếp người lầm than
Con vừa vượt núi băng ngàn
Về nhà chỉ kịp đội tang ra đồng
Trời hôm ấy chửa hết giông
Đất hôm ấy chẳng còn bông lúa vàng
Đưa mẹ lần cuối qua làng
Ba hồn bảy vía con mang vào mồ
Mẹ nằm như lúc còn thơ
Mà con trước mẹ già nua thế này.

5. 

Trở về với mẹ ta thôi
Giữa bao la một khoảng trời đắng cay
Mẹ không còn nưa để gầy
Gió không còn nữa để say tóc buồn
Người không còn dại để khôn
Nhớ thương rồi cũng vùi chôn đất mềm
Tôi còn nhớ hay đã quên
Áo nâu mẹ vẫn bạc bên nắng chờ
Nhuộm tôi hồng những câu thơ
Tháng năm tạc giữa vết nhơ của trời
Trở về với mẹ ta thôi
Lỡ mai chết lại mồ côi dưới mồ.
Anh như thằng Bờm,
Chẳng thiết trâu bò, chẳng thiết lim,
Chỉ nhận nắm xôi cười ngặt nghẽo...

Vào chùa
Đang trưa ăn mày vào chùa 

Sư ra cho một lá bùa rồi đi
Lá bùa chẳng biết làm gì
Ăn mày nhét túi lại đi ăn mày.

Chờ đợi tháng Ba

Bây giờ chờ đợi tháng Ba 

Tôi ra đứng ở cây đa đầu làng

Khói nhà ai cứ mọc ngang 

Con nhà ai cứ lang thang chợ chiều

Lề đường trong những chiếc lều 

Có cô hàng xén ngồi vêu cả ngày

Ngả nghiêng mấy bác thợ cày 

Rượu say vác cả cối chày nện nhau

Miếu thờ phật tượng ngồi đau 

Cửa thiền rêu đã lên màu cổ xưa

Tháng Ba vắng tiếng chuông chùa 

Bây giờ tôi đợi bóng vua qua làng


********************************** 

ĐỌC VÀI BÀI THƠ CỦA ĐỒNG ĐỨC BỐN

Đời tôi
I
Tôi vừa lo được miếng cơm
Thì mất tí lửa tí rơm gầy lò.
Tôi vừa vượt bão mưa to
Chân đã phải lội đi mò sông sâu.

II

Mải mê tính chuyện không đâu
Qua song đã gẫy nhịp cầu chẳng lo.
Bòn mãi được mấy sợi tơ
Giăng ra bao kẻ đã vơ vào lòng.
Bây giờ còn có ai mong
Mà người mượn gió bẻ con trăng ngà.

III

Đời tôi tan nát bơ vơ
Nhớ thương là đợi còn chờ là yêu.
Đời tôi như một con diều
Đứt dây để trống cả chiều ngẩn ngơ.

VI

Đời tôi mưa nắng ở đâu
Bây giờ vuốt gió trên đầu tóc rơi.
Đời tôi tình rách tả tơi
Bây giờ nhặt mảnh sao rơi vá vào.
Đời tôi giầu ở chiêm bao
Bây giờ ngồi hút thuốc lào với trăng.



Đàn tì bà bỏ quên

Bỏ quên thì cứ bỏ quên

Đàn tì bà đó cái tên vẫn còn.
Dây một gảy khúc chon von
Dây hai gảy khúc trăng tròn ngắm hoa.
Dây ba gảy lúc người ta
Đói cơm rách áo vẫn là của nhau
Dây tư gảy khúc buồn đau
Nhắc ai còn nhớ tới câu hẹn hò
Bốn dây thành một con đò
Chở tôi tới giữa đôi bờ Trương Chi.





Đêm sông Cầu
I

Sao rơi cháy cả đôi bờ
Mà anh thì cứ bơ vơ giữa trời
Sông sâu nước cả em ơi
Từ trong câu hát ai người biết cho
Rút trăng buộc lại con đò
Thu lời em hát chỉ cho riêng mình

II

Chưa về đò đã nhẹ sang
Anh nghe tiếng sóng biết bàn tay em
Bồi hồi những giọt mưa đêm
Sáng như nến thắp ở bên mái chèo
Một hôm bến bỗng vắng teo
Anh xa đò cũng xa theo mất rồi

III

Anh xa để lạnh đôi bờ
Đò em cứ chảy lơ thơ giữa dòng
Đừng buông giọt mắt xuống sông
Anh về dẫu chỉ đò không cũng chìm.
Anh như thằng Bờm,
Chẳng thiết trâu bò, chẳng thiết lim,
Chỉ nhận nắm xôi cười ngặt nghẽo...




Đường đi
I
Đường đi to nhỏ đường dài
Thẳm sâu xuống biển lai rai lên đèo.
Có gì không để tôi theo
Cả đời bạc tóc vẫn nghèo xác xơ.
Có gì không để tôi chờ
Đời người được mấy giấc mơ đã tàn.
Bao nhiêu hy vọng cũng tan
Mà sao vàng ở trong than vẫn ngời.
Bao nhiêu cái mặt con người
Đánh nhau mũ áo tả tơi vẫn còn.
Bảo rằng phía trước là son
Tôi đi đến hết đường mòn lại không
II
Cứ đi theo vết bùn nhơ
Bao giờ qua những bến bờ thương đau.
Bảo rằng khổ trước sướng sau
Mà trăm năm vẫn thấy nhau bọt bèo.

III

Bao nhiêu là nỗi đau qua
Gom vào thành những phù sa cho người.
Bao nhiêu là giọt mắt rơi
Làm mưa chứ chẳng làm trời nổi giông
Bàn chân đã xéo lên chông
Máu chảy không sợ thì không sợ gì.


Bây giờ
I
Bây giờ không thấy Thị Mầu
Nhưng con mắt ấy còn lâu mới già.
Mỗi lần cây cải nở hoa
Thì tôi lại nhớ người ta chưa về.
Mỗi lần cỏ dại trên đê
Chim ngói đi thả bùa mê khắp đồng.
Bây giờ em đi lấy chồng
Tôi giờ về lại bên sông tìm mình.

II

Bao nhiêu là thứ bùa mê
Cũng không bằng được nhà quê của mình.
Câu thơ nấp ở sân đình
Nhuộm trăng trăng sang, nhuộm tình tình đau.
Nhuộm buồn những hạt mưa mau
Thành sao nở trắng vuờn cau trước nhà.
Nhuộm hương của các loài hoa
Thành mơn mởn tóc đuôi gà cho em.
Câu ca mẹ hát như đùa
Chẳng mong thì bão cũng đi
Chẳng chờ thì nắng đương thì vẫn sang.
Đất nâu tưởng đã cũ càng
Tiếng chim trong bụi tre làng cứ non.
Có đi trên quãng đường mòn
Mới tin rùa tháp vẫn còn linh thiêng.
Mỗi người có một cõi riêng
Cũng như tiếng trống tiếng chiêng hội mùa.
Câu ca mẹ hát như đùa
Mà làn nước mặn đồng chua đổi đời.




Cầu gẫy mới phải đi đò

Cầu gẫy mới phải đi đò

Thế nên gặp gió thổi cho rét lòng.
Con đò nửa mặt trăng cong
Chênh vênh trên một dòng sông lở bồi.
Mái chèo cứ nhẹ thế thôi
Không là đứt ruột gan tôi bây giờ.
Mái chèo trên sóng làm thơ
Đỡ cho cánh vạc bơ vơ xuống dòng.
Chốc nữa thế nào cũng giông
Sang đò tôi đến giữa đồng là mưa.





Chợ buồn

Chợ buồn đem bán những vui

Đã mua được cái ngậm ngùi chưa em.
Chợ buồn bán nhớ cho quên
Bán mưa cho nắng, bán đêm cho ngày.
Chợ buồn bán tỉnh cho say
Bán thương suốt một đời này cho yêu.
Tôi giờ xa cách bao nhiêu
Đem thơ đổi lấy những chiều tương tư.




Sông Thương ngày không em

Không em ra ngõ kéo diều

Nào ngờ đuợc mảnh trăng chiều trên tay,
Luồn kim vào nhớ để may
Chỉ yêu cứ đứt trên tay mình cầm.
Sông Thương như gỗ hoá trầm
Mùi hương để vết tím bầm trên da.
Sông thương từ buổi em xa
Tay anh quờ xuống hoá ra bị chàm.
Em đi như chim về ngàn
Để rơi một cánh hoa tan nát chiều.




Tôi đi tìm một tình yêu

Tôi đi tìm một tình yêu

Trên dòng sống chứa rất nhiều ban mai.
Tôi đi trên dòng sông gai
Lốt chân chim đậu trên vai thành hồ.
Không em từ bấy đến giờ
Bàn tay vẫn héo như cờ chịu tang.



Trở về với mẹ ta thôi

1.

Cả đời ra bể vào ngòi
Mẹ như cây lá giữa trời gió rung
Cả đời buộc bụng thắt lưng
Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng
Đường đời còn rộng thênh thang
Mà tóc mẹ đã bạc sang trắng trời
Mẹ đau vẫn giữ tiếng cười
Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương
Bát cơm và nắng chan sương
Đói no con mẹ xẻ nhường cho nhau
Mẹ ra bới gió chân cầu
Tìm câu hát đã từ lâu dập vùi.

2.

Chẳng ai biết đến mẹ tôi
Bạc phơ mái tóc bên trời hoa mơ
Còng lưng gánh chịu gió mưa
Nát chân tìm cái chửa chưa có gì
Cần lòng bán cái vàng đi
Để mua những cái nhiều khi không vàng.

3.

Mẹ mua lông vịt chè chai
Trời trưa mưa nắng đôi vai lại gầy
Xóm quê còn lắm bùn lầy
Phố phường còn ít bóng cây che đường
Lời rào chim giữa gió sương
Con nghe cách mấy thôi đường còn đau.
4.
Giữa khi cát bụi đầy trời
Sao mẹ lại bỏ kiếp người lầm than
Con vừa vượt núi băng ngàn
Về nhà chỉ kịp đội tang ra đồng
Trời hôm ấy chửa hết giông
Đất hôm ấy chẳng còn bông lúa vàng
Đưa mẹ lần cuối qua làng
Ba hồn bảy vía con mang vào mồ
Mẹ nằm như lúc còn thơ
Mà con trước mẹ già nua thế này.

5.

Trở về với mẹ ta thôi
Giữa bao la một khoảng trời đắng cay
Mẹ không còn nưa để gầy
Gió không còn nữa để say tóc buồn
Người không còn dại để khôn
Nhớ thương rồi cũng vùi chôn đất mềm
Tôi còn nhớ hay đã quên
Áo nâu mẹ vẫn bạc bên nắng chờ
Nhuộm tôi hồng những câu thơ
Tháng năm tạc giữa vết nhơ của trời
Trở về với mẹ ta thôi
Lỡ mai chết lại mồ côi dưới mồ.
Anh như thằng Bờm,
Chẳng thiết trâu bò, chẳng thiết lim,
Chỉ nhận nắm xôi cười ngặt nghẽo...



Vào chùa
Đang trưa ăn mày vào chùa

Sư ra cho một lá bùa rồi đi
Lá bùa chẳng biết làm gì
Ăn mày nhét túi lại đi ăn mày.



Chờ đợi tháng Ba

Bây giờ chờ đợi tháng Ba

Tôi ra đứng ở cây đa đầu làng

Khói nhà ai cứ mọc ngang

Con nhà ai cứ lang thang chợ chiều

Lề đường trong những chiếc lều

Có cô hàng xén ngồi vêu cả ngày

Ngả nghiêng mấy bác thợ cày

Rượu say vác cả cối chày nện nhau

Miếu thờ phật tượng ngồi đau

Cửa thiền rêu đã lên màu cổ xưa

Tháng Ba vắng tiếng chuông chùa

Bây giờ tôi đợi bóng vua qua làng